Bạn băn khoăn không biết trong bụng mẹ, bé làm được những gì, phát triển ra sao…?
Hãy cùng nghe những lời ‘bộc bạch’ thầm kín của con yêu khi còn trong bụng mẹ nhé!
4 tuần
“Con đã bắt đầu cuộc hành trình của mình sau khi mẹ xét nghiệm thử thai dương tính. Con cược là mẹ hạnh phúc tới nỗi không ngừng chạm vào bụng bầu mặc dù nó còn phẳng. Ở trong bụng mẹ lúc này, con thực sự bận rộn, nhân tế bào đã phát triển thành một túi noãn hoàng để nuôi dưỡng con. Con còn nổi xung quanh trong túi ối – đó là thứ nước không màu và có mùi ngọt ngào, giữ cho con an toàn khỏi nhiệt độ và sự va đập”.
"Con đã bắt đầu cuộc hành trình của mình sau khi mẹ xét nghiệm
thử thai dương tính". (ảnh minh họa)
5 tuần
“Bây giờ dây rốn của con đã phát triển, giúp gửi chất dinh dưỡng cũng như loại bỏ các chất thải. Lúc này có thể mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn đấy. Mặc dù nhiều người gọi đó là cơn nghén sáng nhưng cảm giác buồn nôn có thể xảy tới với mẹ trong suốt cả ngày”.
7 tuần
“Tính từ đỉnh đầu xuống dưới mông, con dài 1cm. Nó có kích cỡ như móng tay của mẹ. Cá là mỗi lần nhìn lên bàn tay mình, mẹ sẽ nghĩ tới con. Bàn tay của con chưa phát triển đâu, chúng giống như mái chèo phẳng phiu nhưng dần dần sẽ phân chia thành các ngón. Con đang ‘làm việc’ chăm chỉ để hoàn thiện đôi tay; vì vậy, con có thể vẫy chào mẹ trong lần siêu âm một vài tuần tới”.
12 tuần
“Con đang cố vẫy tay, mẹ nhìn thấy không? Đó là thời điểm quan trọng của con ở tuần này trên màn hình siêu âm. Khi mẹ nghe nhịp tim của con lúc này, mẹ sẽ thấy chúng khá nhanh”.
Tuần 13, con lớn bằng khoảng quả lê. (ảnh minh họa)
Tuần 13
“Khớp mắt cá chân của con đã trưởng thành, các ngón chân đã tách ra. Con dài hơn 9cm, tương tự kích thước một quả lê. Các cơ quan nội tạng của con đều đã ở đúng vị trí (tất nhiên chúng vẫn còn đang phát triển). Mẹ sẽ thấy con di chuyển mọi lúc”.
Tuần 16
“Môi và miệng con hình thành đầy đủ và con có thể há hay mím miệng, thậm chí nuốt. Con đã có vị giác dù con chưa thể nếm bất kỳ thứ gì. Con thậm chí sẽ ngáp và nấc khi chất lỏng vào – ra phổi để tập thở. Mẹ có thể bị táo bón và đầy hơi cả ngày đó là vì con mà cơ thể mẹ sản xuất progesterone.
Tuần 20
“Bụng mẹ hẳn là to rồi nhưng con mới bằng quả xoài lớn thôi. Mẹ có thể cần thêm lần siêu âm nữa để biết con là bé trai hay bé gái, nếu muốn. Các tế bào thần kinh của con đang làm việc chăm chỉ để phát triển 5 giác quan: khứu giác, xúc giác, vị giác, thính giác và thị giác.
Tuần 24
“Bây giờ khung xương chậu của mẹ thay đồi nhiều. Con đã dài khoảng 25cm, tóc, phổi và móng tay đã phát triển”.
Tuần 26
“Lúc này là thời kỳ thay đổi nhanh chóng của con. Tất cả các tế bào thần kinh trong não đang phối hợp hoạt động và cơ thể con phát triển nhanh. Con có thể ‘tập yoga’ trong bụng mẹ như đưa chân vào miệng, liên tục mút tay và thậm chí mút ngón tay cái”.
Tuần 26 là thời kỳ thay đổi nhanh chóng của con. (ảnh minh họa)
Tuần 29
“Mẹ bị ợ nóng, khó tiêu, đau xương sườn không?”. Đó là do con đang lớn từng ngày nên tác động tới các cơ quan nội tạng trong cơ thể mẹ. Mẹ cũng có thể bị sưng bàn tay, bàn chân”.
Tuần 32
“Mẹ đã trông khá nặng nề rồi. Mẹ còn nhớ khi con chỉ có chiều dài bằng móng tay mẹ? Bây giờ con đã phát triển móng tay của riêng con, xương của con cũng cứng hơn nhờ hấp thu canxi từ mẹ qua dây rốn”.
Tuần 37
“Thời gian này mẹ có thể mua sắm vật dụng cũng như trang trí phòng ốc chờ con chào đời. Kiểm tra xem mẹ đã mua quần áo, tã lót sơ sinh chưa? Con có thể chào đời sớm hơn dự kiến nhưng mẹ đừng lo vì nếu được gặp mẹ bây giờ, con cũng không cần chăm sóc đặc biệt nào”.
Tuần 38
“Ruột của con bây giờ đầy phân su – chất xanh đen mà con đi tiêu khi sinh ra. Các bác sĩ sẽ kiểm tra nước ối nếu mẹ chuyển dạ vì rất nguy hiểm nếu con nuốt phải phân su trong khi chào đời”.
Tuần 39
“Con cuộn tròn trong bụng mẹ nên rất ấm áp. Con đang mong mỏi ngày chào đời”.
Tuần 40
“Con đã đủ tháng và mọi thứ đã sẵn sàng. Nếu may mắn, đầu con sẽ chúi xuống, chuẩn bị để chào đời bằng phương pháp sinh thường. Nếu không, chắc mẹ phải mổ đẻ. Con sẽ tạm biệt bụng ấm áp của mẹ trong hơn 9 tháng để ra ngoài nhìn mẹ bằng xương bằng thịt. Còn gì thú vị bằng”.