Tế bào gốc máu dây rốn có thể chữa trị các bệnh về ung thư máu, máu không ác tính, suy giảm miễn dịch, khối u và rối loạn chuyển hóa.
Khoa học đã chứng minh, trong dây rốn trẻ sơ sinh- sản phẩm thường bị bỏ đi dưới dạng rác y tế sau sinh chứa các tế bào gốc dùng để chữa nhiều bệnh và thương tật hiểm nghèo. Trên thực tế, người ta sử dụng tế bào gốc dây rốn của trẻ để chữa bệnh cho anh chị em hay của con, cháu chữa bệnh cho cha mẹ, ông bà hoặc chữa bệnh cho cộng đồng khi có chỉ số sinh học phù hợp.
Bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, hiện đang làm việc tại phòng khám sản phụ khoa Song Hà) sẽ chỉ ra những lợi ích và các bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc máu dây rốn.
Tế bào gốc từ máu dây rốn
Theo bác sĩ Song Hà, máu dây rốn trẻ sơ sinh chứa nhiều loại tế bào gốc, với thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Trong đó, tế bào gốc tạo máu có khả năng tự làm mới và tái tạo tất cả các kiểu tế bào khác nhau để sản sinh ra máu.
Ngoài ra, tế bào gốc máu dây rồn không gây nên các phản ứng mảnh ghép chống ký chủ nhiều như tế bào gốc tủy xương. Chúng ít bị giới hạn về hòa hợp HLA và ít khi bị viêm nhiễm herpes virus.
Máu dây rốn trẻ sơ sinh chứa nhiều loại tế bào gốc, với thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô (ảnh minh họa)
“Cho đến nay, tế bào gốc máu dây rốn đã và đang được dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau như: Ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa. Đồng thời, tế bào gốc máu dây rốn còn được được ứng dụng để điều trị bệnh lý về đột quỵ, bại não,…”, bác sĩ Song Hà cho biết.
Lợi ích của việc lưu giữ tế bào gốc dây rốn
Lưu giữ tế bào gốc cho bé ngay từ khi chào đời là nguồn tế bào gốc “trẻ”, chứa nhiều loại tế bào gốc nhất. Đặc biệt, nó có khả năng phù hợp miễn dịch cao để:
- Chữa bệnh cho chính bệnh nhi.
- Chữa bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ, ông bà,…) và cho cộng đồng (trong nước, quốc tế) khi có chỉ số sinh học phù hợp.
“Lưu giữ lâu dài tế bào gốc dây rốn là một biện pháp bảo đảm sức khỏe trong tương lai cho con bạn và gia đình. Nó được ví như một hình thức “bảo hiếm sinh học”. Do vậy, mọi gia đình nên lưu giữ máu cuống rốn cho trẻ ngày sau sinh”, bác sĩ Song Hà khuyến cáo.
Lưu giữ tế bào gốc dây rốn được ví như một hình thức “bảo hiếm sinh học" (ảnh minh họa)
Một số bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc máu dây rốn
Bác sĩ Song Hà cho hay, tế bào gốc máu dây rốn có thể chữa trị các bệnh về ung thư máu, máu không ác tính, suy giảm miễn dịch, khối u và rối loạn chuyển hóa.
Các bệnh về ung thư máu |
Các bệnh máu không ác tính |
Các bệnh suy giảm miễn dịch |
Khối u |
Các bệnh rối lọan chuyển hóa |
- Các bệnh ung thư máu - U mô bào - Các loại ung thư bạch cầu khác - Hội chứng loạn sản tủy - Đa u tủy - Ung thư tương bào - Bệnh bạch cầu tủy cấp tính - Bệnh bạch cầu lympho cấp tính - Bệnh bạch cầu tủy mãn tính. |
- Thiếu máu bất sản - Hội chứng Chediak-Higashi - Hội chứng Diamond-Blackfan - Thiếu máu Fanconi's - Hội chứng suy tủy di truyền - Bệnh suy giảm kết dính bạch cầu - Thiếu máu hồng cầu liềm - Bệnh huyết tán di truyền bẩm sinh thể nặng. |
- Bệnh u hạt mãn tính - Những bệnh suy giảm miễn dịch thông thường - Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nguy kịch (SCID). |
- U lympho Hodgkin - U lympho Non-Hodgkin - Bệnh mô bào Langerhans - U nguyên bào thần kinh - U nguyên bào võng mạc. |
- Bệnh rối loạn chuyển hóa acid béo do gen - Bệnh Gaucher's (thiếu hụt men glucocerebrosidase do di truyền) - Hội chứng Hurler (rối loạn chuyển hóa mucopolysaccharid) - Bệnh Krabbe (loạn dưỡng chất trắng) - Bệnh rối loạn chuyển hóa lysosom di truyền - Bệnh “xương giòn” - Bệnh Wolman (rối loạn di truyền gây thiếu hụt men LIPA) - Hội chứng Wiskott-Aldrich. |