Ngược lại thì bố T. lại chỉ im lặng không nói gì. Ban đầu tôi cứ nghĩ bác là đàn ông nên ít nói. Không ngờ bác lẳng lặng nhìn tôi và mẹ T. ríu rít chuyện trò, rồi đột nhiên ôm mặt khóc...
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Tôi và T. yêu nhau 10 tháng thì tôi phát hiện mình mang thai. Khi phát hiện có bầu em bé đã được 12 tuần tuổi, phát triển khỏe mạnh. Do công việc bận rộn nên tôi cứ nghĩ chu kỳ bị trễ do sinh hoạt thất thường, bởi vậy mới biết có thai muộn đến thế.
Tôi lập tức thông báo với bạn trai về sự hiện diện của em bé. T. hạnh phúc lắm, ôm chầm lấy tôi mừng rỡ. Anh bảo muốn làm đám cưới sớm, dành cho mẹ con tôi những điều tốt đẹp nhất.
Nhưng sau đó bố T. bị ốm nên tuần trước tôi mới về nhà anh ra mắt để tính chuyện cưới hỏi. Giờ tôi đã mang thai được 4 tháng, bụng hơi nhô lên rồi. May là sức khỏe của tôi khá tốt, chỉ bị nghén nhẹ.
T. hạnh phúc lắm, ôm chầm lấy tôi mừng rỡ. (Ảnh minh họa)
T. có một người em trai nhưng hôm đó cậu ta đi vắng, chỉ có bố mẹ anh ở nhà. Mẹ T. đón tiếp tôi rất nhiệt tình. Bác ấy vô cùng quan tâm đến em bé, muốn chúng tôi cưới càng sớm càng tốt để được chăm sóc cho tôi và cháu nội.
Nhìn phản ứng của mẹ T. mà tôi vui lắm. Ngược lại thì bố T. lại chỉ im lặng không nói gì. Ban đầu tôi cứ nghĩ bác là đàn ông nên ít nói. Không ngờ bác lẳng lặng nhìn tôi và mẹ T. ríu rít chuyện trò, rồi đột nhiên ôm mặt khóc hiến tôi giật mình sửng sốt. "Ơ cái ông này, đừng có làm chuyện vớ vẩn…", mẹ T. vội vàng nói với chồng.
Bố T. không để ý đến vợ, chỉ nhìn tôi rồi thốt lời:
"Cháu có biết là thằng T. đã có một đời vợ không? Chúng nó chưa có con, vợ nó bị tai nạn thành người khuyết tật, nó ngay lập tức đòi ly hôn bỏ vợ. Bác không ghét cháu nhưng thấy nó tíu tít muốn cưới vợ mới, nghĩ đến con dâu cũ mà thương con bé quá. Cũng yêu nhau hơn một năm mới cưới, đang hạnh phúc là thế, trong lúc hoạn nạn thì bị chồng bỏ rơi phũ phàng vì sợ vợ không thể sinh con, không thể làm mẹ và chăm sóc gia đình…".
T. và mẹ anh cuống lên giải thích với tôi, rằng vợ cũ của anh chủ động đòi ly hôn chứ không phải anh ruồng bỏ cô ấy. "Bác biết T. nói dối cháu là sai nhưng nó thật lòng yêu cháu, hơn nữa hai đứa đã có con. Cháu hãy tha thứ cho nó nhé", mẹ T. khóc sụt sùi.
Tôi run lẩy bẩy đứng không vững trước bí mật tày đình do chính bố bạn trai tiết lộ. Nhìn tình hình thì rõ ràng lúc trước T. và mẹ anh cùng một phe muốn ly hôn, còn bố anh lại thương con dâu. Bố anh không bị ốm mà vì ông phản đối anh cưới vợ mới nên việc ra mắt mới bị trì hoãn thêm 1 tháng.
Ngày hôm đó tôi bỏ chạy khỏi nhà T. trong nỗi hoảng hốt tột độ. Cả tuần nay tôi ăn không ngon ngủ không yên vì cú sốc về bạn trai. Tôi giằng xé, đấu tranh không biết phải chọn lựa ra sao. Tiến đến với T. thì sợ hãi khi có một người chồng lạnh lùng, bạc bẽo. Tôi sợ nếu một ngày mình gặp nạn giống vợ cũ T. sẽ bị đối xử giống chị ấy. Còn chia tay làm mẹ đơn thân thì lại khổ cho con tôi quá.
Tôi không ăn không ngủ được, qua có một tuần mà cả người xanh xao phờ phạc. Đến ngày khám thai, thấy tình trạng của tôi, bác sĩ lập tức căn dặn phải điều chỉnh lại trạng thái tâm lý, kẻo ảnh hưởng đến con. Tôi phải làm sao đây để lấy lại thăng bằng, bình tĩnh cho mình mà dưỡng thai cho tốt và quyết định thế nào về cuộc hôn nhân với bố của đứa con trong bụng tôi?
Tôi không ăn không ngủ được, qua có một tuần mà cả người xanh xao phờ phạc... (Ảnh minh họa)
Cách giúp mẹ bầu vượt qua vấn đề tâm lý trong thai kỳ
Trong trường hợp những căng thẳng trong tâm lý của bà bầu không được giải quyết sẽ dễ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cả bản thân và thai nhi. Cụ thể những biến chứng có thể xuất hiện bao gồm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý, stress kéo dài có thể khiến phụ nữ mang thai mắc bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu. Sức khỏe mẹ bầu giảm sút trầm trọng, nguy cơ sinh non tăng lên, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Sự quan tâm từ gia đình, người thân là rất quan trọng
Chỉ cần một chút quan tâm tinh tế từ người thân cũng giúp tinh thần của phụ nữ mang thai tốt hơn rất nhiều. Bạn hãy dành thời gian lắng nghe những mong muốn của thai phụ mỗi ngày để tâm trạng cô ấy được thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Người trong gia đình cũng có thể chia sẻ và giúp đỡ bà bầu làm việc nhà, nấu nướng để thể hiện sự yêu thương, khiến cô ấy cảm thấy mình có chỗ dựa, không hề cô đơn, lẻ loi.
- Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, giải tỏa áp lực tinh thần
Tập thể dục hằng ngày không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe, hỗ trợ máu huyết lưu thông để giảm tình trạng tê bì chân tay ở mẹ bầu mà còn giúp nâng cao tinh thần. Chỉ cần đi bộ mỗi ngày khoảng 15 - 30 phút, hít thở không khí trong lành tự nhiên cũng giúp bà bầu cảm thấy vui vẻ, thư giãn hơn rất nhiều.
- Chồng cần tâm sự, động viên vợ
Chồng chính là người kề cận cùng vợ hằng ngày, vì vậy người chồng hãy tâm sự, khuyên vợ thẳng thắn chia sẻ với nhau để có cách giải quyết phù hợp nhất. Khi những khúc mắc, căng thẳng được nói ra và được xoa dịu, chắc chắn thai phụ sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
- Gặp gỡ chuyên gia tâm lý nếu cần thiết
Không phải khúc mắc tâm lý nào nói ra cũng có thể giải quyết, có người không thể nói ra hoặc không tìm được người phù hợp, đủ tin tưởng để chia sẻ nên cứ giữ mãi trong lòng dẫn đến tổn thương, stress, căng thẳng quá độ. Nếu tình trạng cứ kéo dài rất có nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh ở các mẹ bầu. Vì vậy, khi cảm thấy những biểu hiện tâm lý ngày một nghiêm trọng, đừng ngại ngùng hay lo sợ, gia đình của mẹ bầu hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý để có hướng giải tỏa tâm trạng tốt hơn.