Mẹ bầu 28 tuần nhập viện, bác sĩ kiểm tra rồi hốt hoảng: "10 phút không cứu được là nguy!"

Ngày 08/07/2018 05:41 AM (GMT+7)

Các bác sĩ đã cố gắng hết sức để vừa đảm bảo tính mạng cho người mẹ, vừa giữ cho bé ở trong bụng càng lâu càng tốt.

Lesley Motion (40 tuổi, sống tại Glasgow, Scotland) và chồng đã cố gắng nhiều năm để có con nhưng một biến chứng xảy ra khi mang thai 28 tuần đã suýt khiến cô và cả em bé trong bụng mất mạng. 

Hôm đó, Lesley tỉnh dậy và đột nhiên phát hiện dưới chân chảy rất nhiều máu. Chồng cô lập tức gọi xe cứu thương đưa vợ vào bệnh viện. Khi đến viện, Lesley gần như được bao phủ trong máu. Các bác sĩ hốt hoảng sử dụng đủ mọi biện pháp cầm máu cho cô bởi nếu tiếp tục xuất huyết nặng như vậy, chỉ 10 phút là cô có thể tử vong.

Mẹ bầu 28 tuần nhập viện, bác sĩ kiểm tra rồi hốt hoảng: amp;#34;10 phút không cứu được là nguy!amp;#34; - 1

 Lesley được đưa vào bệnh viện trong tình trạng "bao phủ" bởi máu.

"Họ đã cố gắng khám trong cho tôi để xác định nguyên nhân chảy máu nhưng vì máu ra nhiều quá nên không thể khám được. Vậy nhưng may mắn khi siêu âm thì tim thai vẫn còn nên các bác sĩ lập tức chuyển tôi đến phòng sinh", Lesley kể lại. 

Tuy đưa Lesley đến phòng sinh nhưng các bác sĩ vẫn chưa muốn mổ cho cô nếu chưa đến bước đường cùng bởi em bé mới 28 tuần tuổi sẽ có nguy cơ gặp nhiều rủi ro khi chào đời. 

Sau 24 giờ nằm tại phòng sinh và liên tục được truyền máu, tình trạng xuất huyết của Lesley đã giảm đi nên cô được cho về phòng thường. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết của Lesley được xác định là do tình trạng nhau tiền đạo tuýp 4, hay còn gọi là nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn. 

5 tuần tiếp theo là những ngày tháng bà mẹ này sống trong hy vọng rồi lại tuyệt vọng. Cô chỉ biết đếm từng ngày trôi qua và cầu nguyện máu không chảy nữa để em bé có thể ở trong bụng mẹ thêm đến ít nhất 32 tuần.

"Lúc nào cũng như có một quả bom lơ lửng trên đầu tôi. Cứ mỗi tuần trôi qua tôi lại tự hỏi nếu bây giờ con chào đời thì sẽ có nguy cơ gì, cơ hội sống là bao nhiêu", Lesley tâm sự. 

Cuối cùng, sau vô số lần truyền máu, siêu âm và ra ra vào vào phòng cấp cứu, Lesley đã thành công giữ bé đến 32 tuần 6 ngày. Con trai cô, bé Jacob, chào đời vào ngày 19/2 thông qua một ca sinh mổ, nặng 1,87kg. 

Mẹ bầu 28 tuần nhập viện, bác sĩ kiểm tra rồi hốt hoảng: amp;#34;10 phút không cứu được là nguy!amp;#34; - 2

Nhờ sự nỗ lực và tận tình của các bác sĩ, Lesley và con trai đã bảo toàn được tính mạng.

"Thật tuyệt vời vì nhiều lần tôi được đẩy vào phòng sinh nhưng các bác sĩ lại quyết định chưa mổ bắt thai gấp. Tôi nghĩ một ca mổ được lên kế hoạch an toàn hơn nhiều so với ca mổ cấp cứu", Lesley cho biết. 

Nhau tiền đạo là một bệnh lý nguy hiểm của thai kỳ, nếu không được theo dõi sát sẽ rất nguy hiểm. Đây là tình trạng bánh nhau bám lan xuống đoạn dưới và đôi khi tới lỗ trong cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ. 

Nhau tiền đạo thường được bác sĩ chia thành 4 tuýp chính đó là:

Thứ nhất: Nhau bám thấp: bánh nhau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung nhưng chưa tới lỗ trong cổ tử cung. 

Thứ hai: Nhau bám mép: bờ của bánh nhau bám sát mép lỗ cổ tử cung.

Thứ ba: Nhau tiền đạo bán trung tâm: một phần bánh nhau che lấp một phần lổ trong tử cung.

Thứ tư: Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: là bánh nhau che lấp toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.

Trong đó nhau tiền đạo trung tâm và nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn nguy hiểm hơn vì dễ gây băng huyết

Theo các bác sĩ sản khoa khi có dấu hiệu của nhau tiền đạo thì người bệnh bắt buộc phải vào bệnh viện chuyên khoa sản và bệnh viện đó phải có ngân hàng máu để có thể cấp cứu được sản phụ vì khi sinh con bằng phương pháp mổ thì nhau tiền đạo vẫn bị mất máu và phải truyền máu.

Mẹ bầu 3 tháng siêu âm khắp ổ bụng không thấy thai, bác sĩ tái mặt khi nhìn lá lách
Lần đầu tiên siêu âm, bác sĩ chỉ nghĩ thai còn nhỏ nên chưa vào tử cung nhưng 10 ngày sau, sự thật gây sốc mới được tiết lộ.
Minh An (Dịch từ ET)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Biến chứng thai kỳ