Mẹ Bình Phước lên bàn mổ nặng 102kg, bác sĩ chật vật "rạch mỡ tìm con"

Ngày 23/05/2019 19:02 PM (GMT+7)

Các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ khó khăn khi thực hiện ca mổ lấy thai cho sản phụ bụng to quá khổ, nặng đến 102kg.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện thành công ca sinh mổ cho sản phụ 27 tuổi ở Bình Phước nặng 102kg. Bé trai chào đời nặng 3,7kg.

Theo Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM cho biết, sản phụ nhập viện cấp cứu tại Khoa Sản BV Từ Dũ vào ngày 14/5, khi thai 36 tuần, ối vỡ, chuyển dạ sinh non con so, tiền sản giật nặng.

Trong quá trình chuyển dạ, thai nhi không xoay đầu hoàn toàn nên các bác sĩ chỉ định cho sinh mổ. Tuy nhiên vì sản phụ bụng to quá khổ, nặng đến 102kg nên bác sĩ rất khó khăn trong việc mổ lấy thai. Ê-kíp phải rạch thành bụng rất dày của người mẹ mới tiếp cận được em bé khi mổ sinh.

Bên cạnh đó, lượng thuốc gây mê, gây tê sử dụng cũng tăng nhiều theo cân nặng sản phụ. Bác sĩ phải có sức khỏe để rạch thành bụng rất dày của sản phụ mới tiếp cận được ổ bụng. Đường rạch phải rộng hơn mới lấy được em bé ra ngoài. Đồng thời, khi khâu lại thành bụng cho sản phụ, ê-kíp cũng gặp khó khăn hơn vì phải khâu nhiều lớp, vết mổ khó lành và dễ nhiễm trùng.

Mẹ Bình Phước lên bàn mổ nặng 102kg, bác sĩ chật vật amp;#34;rạch mỡ tìm conamp;#34; - 1

Sản phụ béo phì nặng 102kg mổ lấy thai thành công. (Ảnh: Minh Tâm)

Ca mổ lấy thai diễn ra thành công, em bé chào đời là bé trai nặng 3,7 kg, có dấu hiệu viêm phổi, vàng da sơ sinh và nghi bị dạng nhẹ khớp háng. Ngay sau đó, em bé đã được chuyển qua Khoa Sơ sinh để chăm sóc.

Sau ca mổ, sản phụ cho biết, trước đây chị lập gia đình năm 22 tuổi, một năm sau đó có thai nhưng thai được 6 tuần đã bị sảy. Chính vì vậy lần này mang thai và vượt cạn thành công, chị vô cùng hạnh phúc. Trước khi sinh, chị có cân nặng ở mức 85kg nhưng sau 3 tháng mang thai chị tăng 10kg và tổng cộng cả thai kỳ tăng 17kg, trong khi, các chuyên gia sản khoa khuyến cáo người mẹ chỉ nên tăng 5-7 kg suốt thai kì.

Các bác sĩ đã khuyên chị sau khi về nhà nên cố gắng vận động để giảm cân, chú ý dinh dưỡng và tích cực cho con bú sữa mẹ.

Được biết, trước đây, vào năm 2016, bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ cũng mổ lấy thai thành công cho một sản phụ béo phì nặng đến 135 kg và ca mổ cũng huy động đến 3 bác sĩ. Trong quá trình phẫu thuật, thể trạng của sản phụ quá lớn nên các bác sĩ đã rất khó khăn trong việc gây tê tủy sống cũng như thực hiện phẫu thuật, nguy cơ gây nhiễm trùng sau mổ cao. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng, ca phẫu thuật đã thực hiện thành công. Bé trai chào đời cân nặng 3,7 kg, khỏe, khóc tốt. 

Mẹ Bình Phước lên bàn mổ nặng 102kg, bác sĩ chật vật amp;#34;rạch mỡ tìm conamp;#34; - 2

Sản phụ nặng 135kg ở Cần Thơ. Ảnh: BV

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, hầu hết các phụ nữ khi mang thai đều có thể bị các biến chứng do thai nghén nhưng người bị béo phì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn. Béo phì trong thai kì có thể dẫn đến đái tháo đường, tiền sản giật, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc mỡ do sự vận động kém.

Vì thế, phụ nữ khi mang thai cần lưu ý đặc biệt về sức khỏe, chế độ ăn uống, thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để có được một thai kì khỏe mạnh, thai nhi khỏe mạnh.

Mang bầu 3, mẹ chật vật bế bụng bầu dài bất thường lúc nào cũng như sắp rớt
Chính bà mẹ này cũng không hiểu sao bụng bầu của mình lại có hình dáng kì lạ như vậy.
Hồng Nhung - Ảnh: BVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu