Mẹ hai con kể chuyện 6 tháng "mất ăn mất ngủ" chỉ vì biến chứng do sinh non

Ngày 05/12/2017 05:25 AM (GMT+7)

Không chỉ sinh non, bà mẹ này còn gặp một biến chứng khác sau sinh.

Sinh non là vấn đề khiến không ít mẹ bầu lo lắng, không chỉ vì những nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của em bé. Tuy nhiên, câu chuyện này của JJ Rushton, một nhân viên pha chế, sống tại Cheadle Hulme, đồng thời là mẹ của 2 em bé đáng yêu, sẽ giúp bạn biết thêm một biến chứng khác do sinh non gây ra.

Mẹ hai con kể chuyện 6 tháng amp;#34;mất ăn mất ngủamp;#34; chỉ vì biến chứng do sinh non - 1

Câu chuyện của mẹ JJ đã hé lộ một biến chứng thường gặp khác của sinh non

Vào tuần thai thứ 32, JJ bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ. Khi đó, đã là mẹ của bé gái 2 tuổi Porter, JJ nhận thức rõ ràng nguy cơ sinh non của mình. Vì thế, cô và chồng, anh Paul, 32 tuổi, đã nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện Stepping Hill, Stockport, Manchester.

Cô cũng cho biết, chỉ đến khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3, thai kì của cô mới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đó là những cơn đau nghiêm trọng ở bụng, và cô cảm giác em bé đang dần di chuyển xuống dưới. 

Mẹ hai con kể chuyện 6 tháng amp;#34;mất ăn mất ngủamp;#34; chỉ vì biến chứng do sinh non - 2

Bé Bobby và chị gái của mình

Do thai còn quá bé, bác sĩ đã sử dụng thuốc Tocolytic để hạn chế nguy cơ sinh non cho JJ. Dù vậy, cô vẫn tiếp tục cảm thấy những cơn co bóp chuyển dạ thường xuyên suốt một tháng, trước khi bé trai Bobby chào đời vào ngày 31 tháng 3 năm nay.

Khi chào đời, bé Bobby có cân nặng gần 3kg và được chuyển ngay đến phòng chăm sóc sơ sinh tích cực. Bobby đã phải nằm trong lồng kính suốt 21 ngày và bị chứng vàng da. Suốt thời gian đó, JJ đã ở lại bệnh viện để chăm sóc bé. Tuy nhiên, có lẽ vì quá bận rộn chăm sóc hai em bé mà JJ đã không nhận ra dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ của Bobby.

Mẹ hai con kể chuyện 6 tháng amp;#34;mất ăn mất ngủamp;#34; chỉ vì biến chứng do sinh non - 3

Bé Bobby sinh non ở tuần thai thứ 32 và phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt gần 1 tháng trời sau khi sinh

Cho đến tháng thứ 7, khi Bobby lớn dần lên, JJ mới nhận thấy đầu bé không tròn như bình thường, mà có phần méo mó "giống như quả bóng bị xẹp hơi". Nguyên nhân ban đầu của tình trạng này được cho là do không gian chật chội trong tử cung mẹ và do tác động trong quá trình chào đời. 

Vì thế, bé đã được điều trị bằng cách dùng một mũ bảo hiểm chỉnh hình đặc biệt suốt 24 giờ mỗi ngày, với chi phí điều trị lên tới gần 70 triệu đồng. May mắn là, hình dáng méo mó của hộp sọ không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Tuy vậy, nếu để quá lâu, khi xương sọ của bé cứng hơn, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Mẹ hai con kể chuyện 6 tháng amp;#34;mất ăn mất ngủamp;#34; chỉ vì biến chứng do sinh non - 4

Bé Bobby phải sử dụng mũ bảo hiểm chỉnh hình đặc biệt để điều trị 

Mũ bảo hiểm chỉnh hình đặc biệt được thiết kế dựa trên hình ảnh quét 3D hộp sọ của Bobby, nhằm tạo áp lực lên phần bị biến dạng để đẩy chúng về điểm phù hợp, giúp tái cấu trúc, đem lại diện mạo bình thường cho hộp sọ. Bobby đã phải đội mũ bảo hiểm này liên tục 6 tháng, chỉ được nghỉ 40 phút mỗi sáng và 40 phút mỗi tối.

Mẹ hai con kể chuyện 6 tháng amp;#34;mất ăn mất ngủamp;#34; chỉ vì biến chứng do sinh non - 5

Bobby phải đội chiếc mũ này gần như liên tục suốt 6 tháng

Thế nhưng, trên thực tế, chiếc "mũ bảo hiểm" này không hề an toàn 100%. Tác dụng phụ của chiếc mũ này là làm tăng thân nhiệt của bé, và khiến bé có nguy cơ tử vong trong khi ngủ lớn hơn. Do đó, suốt 6 tháng trời, JJ dường như "mất ăn mất ngủ" vì thường xuyên phải kiểm tra bé khi bé đang ngủ xem bé có xuất hiện những dấu hiệu như đỏ má, đổ mồ hôi hay bị nóng.

Mẹ hai con kể chuyện 6 tháng amp;#34;mất ăn mất ngủamp;#34; chỉ vì biến chứng do sinh non - 6

JJ đã không nhận ra hình dáng kì lạ của đầu Bobby cho đến khi bé 7 tháng tuổi

Được biết, bé Bobby đã gặp phải hội chứng hộp sọ biến dạng. Hội chứng này có 2 loại biểu hiện phổ biến, bao gồm đầu méo, hay còn gọi là đầu bẹt, và đầu ngắn. Tình trạng này xảy ra khi một bên đầu của bé bị phẳng, do gặp quá nhiều áp lực từ tư thế nằm ngủ của bé, do tác động khi sinh nở hay do không gian chật chội trong tử cung của mẹ. Đặc biệt, tình trạng này có tỉ lệ xuất hiện cao hơn ở các ca sinh non. 

Trong một số trường hợp, đầu bé có thể tự trở lại hình dạng bình thường sau một vài tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp khác cần đến những biện pháp vật lí trị liệu, hay những cách điều trị như sử dụng chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt ở trường hợp bé Bobby.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Nam Phương (Dịch từ The Sun)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu