Một bà mẹ người Úc đã chia sẻ những bức ảnh đau lòng về thời điểm cô sinh đứa con trai đầu lòng sau khi tim thai ngừng đập lúc 32 tuần để cảnh báo đến các bà mẹ khác.
Kristy Watson, đến từ Victoria Úc, đã quyết định đăng ảnh trên Facebook với hy vọng rằng "không có người mẹ nào, không có gia đình nào phải trải qua nỗi đau và mất mát" như cô ấy đã phải chịu đựng.
Cô gái độc thân 20 tuổi cho biết đã rất khó khăn mới có thể mang thai sau ba vụ sẩy thai đầy đau đớn. Người mẹ trẻ nói rằng mang thai là "trải nghiệm đẹp nhất" mà cô có được.
Kristy mang thai lần đầu ở tuổi 20.
Kristy cho biết, cơ thể cô đủ mạnh để bao bọc em bé suốt 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, khi thai nhi được 26 tuần tuổi, cô phát hiện có điều gì đó bất thường. "Tôi biết điều gì đó không đúng. Tôi cảm thấy đau nhức ở bàn chân và mặt, những cơn đau đầu kéo dài hàng tuần, tầm nhìn mờ ảo, huyết áp của tôi tăng lên. Tôi biết rằng đây không phải là triệu chứng thai nghén bình thường”, người mẹ trẻ tâm sự.
Biết có điều bất thường, Kristy đã đi đến bệnh viện. Nhưng sau nhiều lần bác sĩ thăm khám, thậm chí đến một bệnh viện khác để kiểm tra, cô được cho biết thai kỳ hoàn toàn bình thường.
Kristy tuyên bố rằng, trong sáu tuần tiếp theo, cô liên tục chia sẻ triệu chứng bất thường và sự lo lắng của mình cho bác sĩ nhưng đều được cho về nhà mà không có bất cứ can thiệp y tế nào.
Kristy mắc chứng tiền sản giật và phát hiện con không còn tim thai ở tuần 32.
Mãi cho đến cô mang thai ở tuần 32, một y tá phát hiện ra cô bị tiền sản giật, một tình trạng gây huyết áp cao và có lượng lớn protein trong nước tiểu. Y tá cũng nói với Kristy rằng em bé của cô không còn có nhịp tim nữa.
Ba ngày sau, cô bị kích động và phải chịu đựng một cuộc chuyển dạ bắt buộc suốt 12 giờ để chào đón đứa con trai xấu số chào đời, người mà cô đặt tên là Kaycen. Sau đó, cô tắm cho con, mặc cho con bộ quần áo đẹp đẽ và đặt con trong một chiếc cũi với nỗi đau khôn tả.
"Tôi cảm nhận được những cử động cuối cùng của con vào ngày 26/7, nhưng đến sáng hôm sau, trái tim nhỏ bé của con trai tôi đã không còn đập nữa. Bây giờ tôi về nhà tay không với một trái tim tan vỡ. Chiếc cũi nằm chỏng chơ trong căn nhà trống trải, trang sách trẻ thơ mới cứng chưa một lần lật giở”, Kristy đau đớn nói.
"Tôi muốn mọi người biết câu chuyện của tôi để họ biết được tầm nguy hiểm của các biến chứng trong thai kỳ, trong đó có tiền sản giật. Đặc biệt, nhắn nhủ đến các nhân viên y tế hãy tin vào cảm nhận của người mẹ và lắng nghe họ và hỗ trợ, kiểm tra họ trong mọi hoàn cảnh”, người mẹ nói tiếp.
Kristy đã trải qua 12 tiếng đau đớn để sinh ra đứa con không còn sự sống.
Theo các chuyên gia y tế, tiền sản giật là một rối loạn thai nghén đặc trưng bằng việc có huyết áp cao và thường có lượng lớn protein trong nước tiểu. Chứng này bắt đầu sau 20 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp bệnh nặng có thể có sự cố hồng cầu trong máu, giảm tiểu cầu trong máu, chức năng gan bị suy giảm, rối loạn chức năng thận, sưng tấy, khó thở do chất lỏng trong phổi, hoặc rối loạn thị giác.
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và em bé. Nếu không chữa trị, nó có thể dẫn đến co giật lúc này nó được gọi là sản giật. Một số dấu hiệu sớm cảnh báo tiền sản giật là sưng bàn chân, mắt cá chân, mặt, đau đầu dữ dội, gặp vấn đề về thị lực… Mặc dù nhiều trường hợp tiền sản giật nhẹ nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và bé nếu không được theo dõi và điều trị. Việc chẩn đoán sớm và can thiệp sớm sẽ giữ được an toàn cho cả mẹ và bé.