Hình dạng của tử cung bà mẹ đặc biệt đến mức bác sĩ phải chụp ảnh lại và đăng tải lên mạng xã hội.
Xem thêm video: Nín thở xem khoảnh khắc em bé “chui tọt” ra khỏi bụng mẹ qua vết mổ đẻ
Gần đây, tờ nhật báo Moskovsky Komsomolets nổi tiếng tại Nga đã đăng tải một hình ảnh sinh nở khiến thu hút lượng lớn người xem. Ai cũng hết sức bất ngờ với bức ảnh hai bé sinh đôi sau ca sinh mổ. Điều đặc biệt là tử cung của bà mẹ này có hình trái tim "hoàn hảo".
Bức ảnh thu hút sự chú ý khi tử cung của bà mẹ có hình trái tim "hoàn hảo".
Theo thông tin tờ báo này đưa ra, bà mẹ 39 tuổi sống tại Moscow đã được xác định bị tử cung hai sừng bẩm sinh. Đây là một dị tật tử cung xảy ra ở 1 trong 1000 phụ nữ.
Suốt nhiều năm, các bác sĩ đã cảnh báo rằng khả năng thụ thai của cô sẽ rất khó khăn. Vậy nhưng cuối cùng cô đã thách thức mọi tỉ lệ để mang thai và còn là thai đôi.
Cả thai kỳ, cô được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ do hình dạng bất thường của bản thân dễ dẫn đến sảy thai, sinh non.
Cô cũng phải sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. Hai bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, được đặt tên là Evgeny (nặng 3,2kg) và Varvara (nặng 2,7kg).
Khi các bác sĩ lấy tử cung ra, họ đã không thể tin vào mắt mình vì nó là một hình trái tim hoàn hảo. Tử cung của cô cũng không bị loại bỏ mà chỉ được chụp ảnh và đặt trở lại để cô có thể mang thai thêm nếu muốn.
Suốt nhiều năm, bác sĩ đã cảnh báo rằng bà mẹ này không thể có con.
Sau khi được sự chấp thuận của bà mẹ này, các bác sĩ tại bệnh viện lâm sàng Bauman Moscow 29 đã đăng bức ảnh chụp lại tử cung cô lên mạng xã hội. Ngay lập tức, bức ảnh đã nhận được hơn 3000 lượt thích.
TỬ CUNG HAI SỪNG Tử cung hai sừng là gì? Tử cung hai sừng (tử cung hình trái tim) là một thuật ngữ khoa học có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Sở dĩ gọi là tử cung hai sừng vì hai bên tử cung có phần nhô lên giống như sừng, trong lòng tử cung có một vách ngăn. Nguyên nhân gây ra tử cung hai sừng Tử cung hai sừng là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở khoảng 3% phụ nữ. Dị tật này hình thành do bất thường trong sự sát nhập hai ống cận trung thận (hay còn gọi là ống Mullerian) trong quá trình hình thành phôi thai. Nếu sự sát nhập này không hoàn toàn sẽ dẫn đến dị tật tử cung hai sừng, nặng hơn là tử cung đôi. Những bất lợi của người tử cung hai sừng khi mang thai Phụ nữ có tử cung hai sừng có nguy cơ sảy thai cao ở giai đoạn sau của thai kỳ và trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển hoặc sinh non do thể tích của tử cung bị hạn chế. Nguyên nhân gây ra những biến chứng này có thể là do các cơn co tử cung bất thường hoặc bất thường hình dạng của tử cung khiến khả năng nuôi thai nhi của tử cung bị giảm hoặc vị trí bám của nhau thai trong lòng tử cung không thuận lợi. Tỷ lệ sảy thai ở thai phụ có tử cung hai sừng chiếm khoảng từ 1,8 – 37,6% các vụ sảy thai, còn nguy cơ sinh non chiếm 15 – 20%. Trong trường hợp mẹ bầu sinh quá sớm, em bé sẽ được nuôi bằng lồng ấp và có sự giám sát, chăm sóc đặc biệt của nhân viên y tế. Tử cung hai sừng thường có dung tích nhỏ làm hạn chế sự phát triển của thai nhi dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển. Thông thường cân nặng của thai nhi được sinh ra từ người mẹ có tử cung hai sừng sẽ nhẹ hơn 10% so với cân nặng của trẻ sinh ra cùng tuổi thai. Chính vì vậy, thai phụ có tử cung hai sừng nên được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thai kỳ thường xuyên nhằm giảm thiểu rủi ro cho thai nhi. Thai phụ có tử cung hai sừng có thể được chỉ định tiêm hormone progesterone càng sớm càng tốt. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm progesterone ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, kéo dài cho đến khi thai được 36 tuần. Việc tiêm progesterone giúp làm dày thành tử cung hoặc niêm mạc tử cung giúp tử cung của mẹ bầu nuôi giữ em bé được lâu hơn. Nhờ đó, nguy cơ sinh non phần nào được giảm thiểu. Thai phụ có tử cung hai sừng thường được bác sĩ chỉ định cho tiến hành mổ bắt con thay vì để sinh theo ngả âm đạo. Sinh mổ giúp giảm các biến chứng thai sản. |