Ngày Tết, phụ nữ mang thai cần tránh xa thức uống này nếu không muốn ảnh hưởng đến con

Ngày 23/01/2023 21:00 PM (GMT+7)

Rượu là loại thức uống có hại cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém, đang mắc các bệnh mạn tính và đặc biệt là phụ nữ có thai nên tránh xa rượu nếu không muốn ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngày Tết, bia rượu là thức uống thường được sử dụng để chúc tụng nhau, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống rượu bia như phụ nữ mang thai.

Theo Cơ quan y tế của Chính quyền bang Victoria và Quỹ phòng chống tác hại rượu bia Australia, rượu bia cực kỳ có hại cho người đang mong muốn mang thai hoặc đang trong thai kỳ. Lựa chọn an toàn nhất là không nên uống rượu, nhất là khi đang mang thai. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, tốt nhất ngừng uống rượu, ngay cả uống ít hoặc uống rượu nhẹ. Bởi rượu tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của bào thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bia rượu là thức uống có hại với phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang mang thai.

Bia rượu là thức uống có hại với phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang mang thai.

Nghiên cứu khoa học khẳng định, bia rượu không an toàn với phụ nữ mang thai

Nghiên cứu mới nhất về rượu và thai kỳ cho biết, không có điểm nào cho thấy sử  dụng rượu bia là an toàn nào với phụ nữ mang thai.

Có 5 điểm quan trọng cần biết về rượu với việc mang thai:

Thời điểm tốt nhất để ngừng uống rượu là khi bạn đang có kế hoạch mang thai.

An toàn nhất là không uống rượu khi  đang mang thai.

Thường xuyên uống rượu nguy cơ đối với  sự phát triển của em bé càng cao.

Có bằng chứng cho thấy, ngay cả việc uống rượu nhẹ với tần suất ít, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vẫn có thể  tác động tiêu cực lâu dài cho em bé.

Không có cách nào để biết uống rượu bao nhiêu là an toàn với em bé, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rượu bia có hại với sự phát triển nói chung của thai nhi.

Rượu bia khiến thai nhi trong bụng gặp nguy hiểm thế nào?

Khi bạn uống rượu, bào thai đang phát triển trong cơ thể bạn có thể nhận được cùng nồng độ cồn có  trong máu của bạn qua nhau thai.

Nồng độ cồn có  thể gây hại cho bộ não đang phát triển của bé, đồng thời hạn chế sự tăng trưởng cũng như phát triển về thể chất và nhận thức của đứa trẻ trong tương lai.

Thai nhi trong bụng mẹ có thể nhận được cùng nồng độ cồn có trong máu của người mẹ nếu uống rượu.

Thai nhi trong bụng mẹ có thể nhận được cùng nồng độ cồn có trong máu của người mẹ nếu uống rượu.

Một số nguy cơ nghiêm trọng nhất khi để thai nhi tiếp xúc với nồng độ cồn là:

Thai chậm phát triển

Cân nặng khi sinh thấp

Sinh non

Sảy thai (có thể trước tuần 24 của thai kỳ)

Thai chết lưu (có thể xảy ra sau 24 tuần mang thai)

Ngoài ra, đứa trẻ có thể mắc một loạt các khuyết tật về thể chất, tinh thần, hành vi và học tập được gọi chung là rối loạn phổ rượu khi còn là bào thai (FASD).

Theo Khảo sát Hộ gia đình về Chiến lược Thuốc Quốc gia năm 2016 cho thấy, khoảng 25% phụ nữ tiếp tục uống rượu sau khi biết mình có thai. Cho đến nay, chưa có thông tin nào cho thấy người mẹ uống bao nhiêu rượu khi mang thai sẽ gây FASD, cho nên tốt nhất phụ nữ mang thai tránh uống rượu để phòng các nguy cơ có thể xảy ra cho trẻ.

Uống rượu cũng khiến phụ nữ mang thai gặp nguy cơ sức khỏe:

Những người uống rượu khi đang mang thai không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của em bé mà họ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chính mình. 

Phụ nữ mang thai uống rượu có thể gặp các nguy cơ:

Nôn và mất nước.

Huyết áp cao.

Thiếu dinh dưỡng.

Tiểu đường thai kỳ.

Khi có ý định mang thai nên ngừng uống rượu và hút thuốc ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai.

Khi có ý định mang thai nên ngừng uống rượu và hút thuốc ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai.

Uống rượu có hại cho phụ nữ mang thai ở thời điểm nào?

Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia (NHMRC) của Australia cho biết, phụ nữ không nên uống rượu ở các thời điểm:

-Trong khi đang mang thai.

-Khi đang cố gắng thụ thai.

-Khi  đang cho con bú vì rượu có thể truyền qua sữa mẹ, ảnh hưởng đến việc bú, giấc ngủ cũng như sự phát triển về thể chất và nhận thức của trẻ.

Người mẹ uống nhiều rượu, uống hàng ngày hoặc uống say có nguy cơ cao nhất đối với em bé đang phát triển, thậm chí uống 1 hoặc 2 ly một tuần vẫn có thể gây hại cho em bé trong thời kỳ bào thai.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giảm hoặc ngừng uống rượu, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Rượu ảnh hưởng đến tinh trùng như thế nào?

Rượu không chỉ ảnh hưởng tới người mẹ trước trong và sau quá trình mang thai. Các nghiên cứu cho rằng, rượu còn ảnh hưởng tới người bố. Chất lượng tinh trùng giảm đáng kể nếu người bố uống rượu thường xuyên, sẽ làm giảm cơ hội mang thai.

Uống rượu trước khi thụ thai cũng ảnh hưởng đến tinh trùng, có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển của trẻ trong tương lai, cả về trí tuệ và thể chất.

Nên giảm lượng rượu bạn uống hoặc cắt bỏ hoàn toàn 3 tháng trước khi cố gắng thụ thai.

Nghiên cứu cũng cho thấy, nếu phụ nữ thích uống rượu có sự hỗ trợ từ những người xung quanh, việc bỏ rượu dễ dàng hơn rất nhiều. Và phụ nữ ít có khả năng uống rượu hơn trong thời kỳ mang thai nếu bạn đời của họ cũng kiêng rượu.

Trước khi lên bàn sinh, mẹ bầu phải làm một việc xấu hổ nhưng rất cần thiết, quan trọng với sức khỏe
Nhiều mẹ bầu cảm thấy ngượng ngùng khi y tá đề nghị dọn dẹp lông "vùng kín" trước khi vào phòng sinh.

Sinh con

Trần Hài
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cẩm nang mẹ bầu ngày Tết