Nguyên nhân gây sảy thai là gì? Làm thế nào bạn có thể làm giảm nguy cơ đó? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bé đã chết lưu?
Sinh non là khi trẻ chào đời sau 24 tuần mang thai. Trẻ mất trước tuần thứ 24 của thai kỳ được gọi là sẩy thai. Trung bình mỗi năm có khoảng 4000 trẻ bị sảy hoặc sinh non.
Nguyên nhân gây ra sảy thai
Các vấn đề với nhau thai, nuôi dưỡng bé trong suốt thai kỳ, chiếm đến 2/3 trường hợp thai chết lưu. Ngoài khoảng 30% thai chết lưu không phát hiện được nguyên nhân, có một số lí do dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, bao gồm:
- Vấn đề với dây rốn. Dây rốn có thể bị sa xuống cổ tử cung trước khi em bé chào đời hoặc quấn quá nhiều vòng làm thít cổ bé.
- Chứng ứ mật trong thai kì (ICP) hoặc ứ mật sản khoa - rối loạn gan trong thời kỳ mang thai gây ngứa trầm trọng.
- Tiền sản giật (gây ra huyết áp cao ở người mẹ).
- Khiếm khuyết bẩm sinh hoặc bất thường bẩm sinh.
- Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide.
- Thai chậm phát triển (IUGR) khiến thai nhi có nguy cơ tử vong vì thiếu dinh dưỡng.
- Nhiễm trùng ở người mẹ cũng nhiễm vào em bé, như bệnh sởi, bệnh cúm, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, chứng mụn rộp, nhiễm nấm chlamydia, viêm tuyến tiền liệt,... Theo NHS, khoảng 1 trong 10 ca sinh non là do nhiễm trùng.
Các triệu chứng của việc sảy thai hoặc sinh non
Nhiều phụ nữ bị sảy thai không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước đó hoặc thay đổi trong thời kỳ mang thai, và thường không có thể làm gì cứu con của mình.
Tuy nhiên, có một số điều có thể chú ý trong khi mang thai.
- Các cử động của bé:
Cử động của bé là một dấu hiệu cho biết thai nhi đang ổn. Tuy nhiên, không có thể xác định được chắc chắn vì mỗi đứa trẻ khác nhau. Các cử động của bé sẽ dần dần tăng lên cho đến tuần 32, sau đó giữ nguyên nhịp độ như vậy cho đến lúc sắp sinh.
2 trong 3 bà mẹ có thai chết lưu nói rằng họ nhận thấy các cử động của em bé chậm lại hơn so với trước. Do đó khi thấy bất thường về chuyển động của thai nhi, cần đi khám ngay.
- Rò rỉ nước ối
Nếu bạn thấy rò rỉ chất ối khi mang thai nên vào bệnh viện theo dõi. Đó có thể do bạn bị vỡ ối sớm hoặc là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung.
- Âm đạo khác lạ
Nếu dịch nhầy âm đạo có mùi, và bất kỳ màu nào khác ngoài màu trắng, nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vùng kín. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến túi màng quanh em bé, gây nhiễm trùng bên trong tử cung hoặc làm cho túi ối bị vỡ.
Khi nào tôi nên đi khám
Nếu có các dấu hiệu cảnh báo sau, mọi người nên hỏi bác sĩ:
- Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trong chuyển động của thai nhi
- Nếu bạn bị ngứa hoặc phát ban
- Nếu bạn bị sốt
- Nếu bạn bị đau mà không biết nguyên do, kể cả nhức đầu
- Nếu thị giác của bạn bị mờ
- Nếu bàn tay hoặc bàn chân của bạn sưng lên hoặc đau đớn
- Nếu bạn bị mất nước hoặc chảy máu
- Nếu bạn bị đau khi đi tiểu
- Nếu bạn có "linh cảm xấu"
Điều gì làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non?
- Mang thai đôi hoặc nhiều hơn
- Thai nhi chậm phát triển hơn tiêu chuẩn
- Bà bầu trên 35 tuổi
- Hút thuốc khi mang thai
- Uống rượu trong khi mang thai
- Sử dụng chất kích thích khi mang thai
- Bà bầu bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng
- Có tiền sử bệnh huyết khối hoặc tắc mạch phổi
- Có bệnh mãn tính trước đó, chẳng hạn như động kinh hoặc đái tháo đường
- Có huyết áp cao
- Nhiễm trùng
Làm thế nào để có thể phòng ngừa nguy cơ sảy thai?
Bạn không thể ngăn ngừa tất cả các trường hợp thai chết lưu. Tuy nhiên, có một số việc bạn có thể làm để giảm nguy cơ này, bao gồm:
- Bỏ hút thuốc
- Tránh uống rượu và sử dụng chất kích thích trong khi mang thai
- Tránh các loại thực phẩm nhất định trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như: cá tươi sống, trứng cá sống, sữa không tiệt trùng, pa-tê, thịt sống, thịt nấu chưa nấu chín, thịt đông lạnh, gan.
- Tránh các chất bổ sung vitamin liều cao, dầu cá, hoặc bất kỳ chất bổ sung nào chứa Vitamin A.
- Rửa trái cây, rau thật sạch trước khi chế biến.
- Đảm bảo ngưỡng cân nặng khỏe mạnh.