Sinh con thường rất đau nhưng mức độ tàn phá cơ thể người mẹ như nào có lẽ nhiều chị em chưa bao giờ nghĩ tới.
Quá trình sinh con “đau chết đi sống lại” là điều mà hầu hết các mẹ bầu cần phải trải qua. Nhưng thường vào giây phút tập trung để cố gắng “rặn đẻ”, các mẹ bầu hầu như không có thời gian để suy nghĩ tới bất cứ điều gì khác. Đau đớn là điều ai cũng biết sẽ phải trải qua, đó là một phần trong quá trình trở thành người mẹ. Nhưng đổi lại đó sẽ là giọt nước mắt của hạnh phúc vô bờ khi bạn có thể ôm con của mình trong tay. Tuy vậy, quá trình sinh nở có thể khiến xương và hệ thống cơ bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt vợ chồng sau này.
1. Bị gãy xương, đau nhức trong và sau khi sinh
Quá trình sinh con có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống xương của cả mẹ và bé. Nhiều trường hợp ghi nhận người mẹ có thể bị rạn xương chậu, em bé bị gãy xương tay, xương tay, xương đòn trong quá trình sinh. Điều này thường sẽ gây ra đau đớn cho cả mẹ bà bé. Trẻ thấy khó chịu sẽ thường quấy khóc. Tuy vậy, phần lớn gãy xương ở trẻ sơ sinh sẽ tự lành sau khoảng từ 2 đến 4 tuần và không để lại di chứng về sau.
Video xem thêm: Quá trình chuyển dạ và sinh em bé.
2. Gây ra chứng sợ hãi tình dục
Các mẹ bỉm sữa thường được yêu cầu tránh gần gũi chồng cho tới khi cơ thể hồi phục và đủ sẵn sàng để quay trở lại chuyện chăn gối trước đó. Và khoảng thời gian chờ đợi này sẽ tùy thuộc vào chọn lựa sinh thường hay sinh mổ. Có nhiều chị em thường bị đau dai dẳng nhiều tháng, thậm chí hàng năm sau đó và không thể gần gũi với chồng.
Nhiều chị em thường bị đau co thắt âm đạo sau sinh và không còn ham muốn gần gũi với chồng. (Ảnh minh họa)
3. Sinh thường phục hồi nhanh hơn sinh mổ
Nhiều chị em sinh mổ cảm thấy hối hận khi đã không lựa chọn sinh thường. Bởi khi đã sử dụng dao kéo phẫu thuật, cơ thể sẽ cảm thấy đau đớn nhiều hơn, có thể gây tổn thương tử cung và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Sinh mổ thường để lại sẹo và cơ thể rất lâu mới có thể hồi phục. (Ảnh minh họa)
4. Sinh thường có thể cần phải rạch tầng sinh môn
Khi bé gặp phải trở ngại và không thể thoát ra ngoài, có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu rạch tầng sinh môn, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới ruột và bàng quang sau này. Khi em bé cố gắng thoát ra ngoài có thể vô tình làm tổn thương xương cụt của mẹ, khiến nhiều chị em đau buốt từ thắt lưng xuống vùng chậu sau sinh. Chị em cũng cần chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi trong kế hoạch sinh nở. Nhiều mẹ bầu đã sẵn sàng để sinh thường nhưng khi vào phòng đẻ, các bác sĩ yêu cầu phải sinh mổ khi cơ thể của mẹ và bé không đủ sức khỏe để sinh thường.
Sinh thường sẽ gây áp lực lên xương chậu gây ra hiện tượng đau buốt trong và sau sinh suốt thời gian dài. (Ảnh minh họa)
5. Cơ thể bị run rẩy sau khi sinh
Nhiều chị em tay run và không thể bế con sau khi sinh. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Sự kích thích của các hormone có thể gây ra hiện tượng này và mẹ không cần quá lo lắng. Hiện tượng này thường sẽ hết sau khoảng 24 giờ sau sinh.
Các bác sĩ có thể tiến hành gây tê ngoài màng cứng, cơ thể yếu đi và xuất hiện hiện tượng run lẩy bẩy sau sinh khi bế em bé. (Ảnh minh họa)