"Quan hệ" khi mang thai như thế nào để vừa an toàn, vừa thú vị

Ngày 26/06/2018 16:03 PM (GMT+7)

Nếu không có biến chứng hay bất thường nào trong thai kỳ, chị em hoàn toàn có thể quan hệ tình dục, gần gũi bạn đời hoặc đối tác cho đến tận khi chuyển dạ.

Hạn chế hoàn toàn “chuyện ấy” trong thời gian bầu bí là điều không hề nên làm, kể cả bạn không có “hứng” hay mệt mỏi thì anh xã hay đối tác của bạn vẫn là một người đàn ông, vẫn có những ham muốn yêu đương, gần gũi với bạn. Thực tế, đã có không ít cặp đôi tình cảm nguội lạnh, rạn nứt vì không tìm được tiếng nói chung trong chuyện phòng the. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, để có thể “yêu” an toàn và cũng đầy thăng hoa khi mang thai.

Quan hệ khi mang thai có an toàn không?

Nếu không có biến chứng hay bất thường nào trong thai kỳ, chị em hoàn toàn có thể quan hệ tình dục, gần gũi bạn đời hoặc đối tác cho đến khi chuyển dạ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ phải thay đổi hoạt động này một chút hoặc “nói không” với “chuyện ấy” một thời gian hay thậm chí trong cả thai kỳ “9 tháng 10 ngày”. Việc thăm khám bác sĩ đều đặn sẽ giúp bạn biết, liệu bạn có hoặc đang phát triển các biến chứng khiến cho việc “yêu’ khi mang thai trở nên nguy hiểm và cần phải ra lệnh “cấm” quan hệ hay không.

amp;#34;Quan hệamp;#34; khi mang thai như thế nào để vừa an toàn, vừa thú vị - 1

Nếu mẹ khỏe mạnh thì có thể thoải mái làm "chuyện ấy" trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Quan hệ khi mang thai có gây hại bé yêu?

Không, bé yêu không bị đau hay tổn thương khi mẹ bầu làm “chuyện ấy”. Túi ối và các cơ tử cung sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ bé, nút nhầy dày bao bọc cổ tử cung giúp bé khỏi bị nhiễm trùng. Trong quá trình bố mẹ yêu đương, dương vật chỉ ở trong khi vực âm đạo, vì thế, bé yêu an toàn. Mẹ đừng quá lo lắng mà gây ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu” nhé!

Quan hệ khi mang thai có gây chuyển dạ sớm?

Nếu sức khỏe của mẹ bầu tốt thì việc “yêu đương”, gần gũi bạn đời hoặc đối tác khi mang thai sẽ không gây chuyển dạ sớm. Những kích thích và khoái cảm sẽ không phải là vấn đề hay nguyên nhân khiến bạn sinh non hoặc tăng nguy cơ sẩy thai, dù rằng lúc “cao trào”, tử cung của bạn có thể co thắt nhẹ (việc kích thích và tác động đến ngực cộng với chất prostaglandin trong tinh dịch cũng có thể gấy ra các cơn co thắt này) nhưng chúng chỉ thường diễn ra trong thời gian ngắn và vô hại.

Nhiều chị em cho biết, họ có cảm giác “rất khác” khi quan hệ tình dục lúc bầu bí. Một số người thấy hưng phấn hơn, thoải mái hơn, “đạt đỉnh” và “thăng hoa” hơn. Một số khác lại cảm thấy hơi khó chịu trong một giai đoạn nhất định hoặc thậm chí trong suốt thai kỳ. Máu lưu thông đến vùng chậu mạnh hơn có thể làm xung huyết khung chậu, khiến bạn đạt “cực khoái” hơn khi “yêu”. Và dịch tiết âm đạo nhiều hơn, độ ẩm tăng cao cũng là dấu hiệu tốt khi quan hệ.

Tuy nhiên, có thể những đổi thay khi giao hợp lúc bầu bí và hiện tượng xung huyết khung chậu làm bạn thấy có chút bức bách, không thoải mái. Bạn có thể cảm thấy đau bụng nhẹ hoặc bị co thắt trong hay sau khi “lên đỉnh”.

“Núi đôi” của bạn cũng trở nên căng tròn và nhạy cảm hơn khi chạm vào, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số mẹ bầu sẽ thấy tăng ham muốn và cảm giác yêu đương với sự nhạy cảm cực độ này, nhưng một số khác lại không, thậm chí cũng không muốn bị động chạm vào ngực.

Do đó, ngay cả khi một số hoạt động trong “chuyện ấy” đã trở thành thói quen thì bạn cũng nên thẳng thắn bộc bạch cảm nhận nếu thấy không thoải mái. Nếu bạn ham muốn nhưng chưa muốn bạn đời hay đối tác “đi sâu” vào cơ thể mình thì những động tác vuốt ve, mơn trớn hay “oral sex”… là giải pháp hay nên áp dụng.

Đừng ép buộc mình phải chiều chuộng bạn đời, hay đối tác. Và hãy nhớ rằng, có nhiều cách để gần gũi, thân mật và thu hút “nửa kia”.

amp;#34;Quan hệamp;#34; khi mang thai như thế nào để vừa an toàn, vừa thú vị - 2

Khi mang thai, mẹ nên "yêu" nhẹ nhàng, vừa phải. (Ảnh minh họa)

Giảm ham muốn “chuyện ấy” khi mang thai, điều đó có bình thường?

Nhu cầu tình dục của mỗi mẹ bầu có sự khác nhau khá lớn. Một số mẹ bầu có ham muốn tình dục cao hơn bình thường trong suốt thai kỳ. Ngược lại, một số khác lại ít quan tâm đến chuyện yêu đương, gần gũi bạn đời hay đối tác. Và cũng có người ham muốn “chuyện ấy” với phong độ thất thường, nghĩa là lúc thì rất cuồng nhiệt, hào hứng; khi lại mệt mỏi, lảng tránh.

Mệt mỏi, buồn nôn khiến bạn kém nhiệt tình khi “yêu”, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, là hoàn toàn bình thường. Những cuồng nhiệt và ham muốn “yêu đương” thường sẽ trở lại trong quý 2 của thai kỳ, sau khi những cơm ốm nghén và khó chịu đã phần nào dịu đi. Đến 3 tháng cuối, nhất là trong 1 hoặc 2 tháng cuối, khi bụng bầu của bạn đã quá lớn, cảm giác đau nhức và khó khăn khi quan hệ có thể khiến bạn lại muốn kiêng khem hoàn toàn.

Hãy tâm sự với bạn đời hay đối tác về cảm xúc của bạn để anh ấy hiểu rằng, bạn luôn yêu anh ấy. Duy trì việc giao tiếp cởi mở và cùng tìm ra “tiếng nói chung” trong chuyện phòng the là cách tốt nhất giúp các bạn “giữ lửa” và cùng nhau vượt qua những thử thách.

“Oral sex” có an toàn khi mang thai?

Với phần đa các cặp đôi, “oral sex” – quan hệ tình dục bằng miệng là an toàn. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh xâm nhập quá sâu và “vùng kín” mẹ bầu. Quá nhiều không khí lọt vào âm đạo có thể gây tắc mạch khí. Dù rằng “tai nạn” này hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn nên là “cẩn tắc vô áy náy” bởi nó có thể đe dọa tính mạng của bé yêu.

“Oral sex” sẽ gây những nguy hiểm nếu bạn đời hay đối tác của bạn đang bị bệnh ở bộ phận sinh dục. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu 1 trong 2 người đã từng bị mụn rộp sinh dục thì nên tránh hoàn toàn việc “yêu” bằng miệng.

Trường hợp bạn không chắc chắn bạn đời hay đối tác liệu có nhiễm HIV hay không, hãy sử dụng màng chắn miệng (một miếng chắn đặt giữa “vùng kín” và miệng). HIV có thể được lây truyền chỉ qua một vết xước hoặc một vết cắt nhỏ trong miệng.

Tư thế “yêu” tốt nhất khi mang thai?

Bạn có thể sẽ phải thực hành nhiều hơn 2 lần để tìm ra tư thế “yêu” khiến mình cảm thấy thoải mái và thăng hoa nhất khi mang thai. Và việc tìm một tư thế giao hợp thoải mái khi bụng bầu lớn dần sẽ càng khó khăn hơn.

Ví dụ, tư thế truyền giáo (nam trên nữ dưới) sẽ gần như không thể thực hiện được những tháng cuối thai kỳ. Nếu bạn sử dụng tư thế này sau 3 tháng đầu thai kỳ, bạn cũng nên chèn một chiếc gối dưới lưng để giữ cơ thể hơi nghiêng và chắc chắn rằng bạn đời hay đối tác kiểm soát tốt trọng lượng để không đè lên bụng bầu của bạn.

amp;#34;Quan hệamp;#34; khi mang thai như thế nào để vừa an toàn, vừa thú vị - 3

Mẹ nên lựa chọn tư thế "yêu" phù hợp khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Để đảm bảo an toàn cho bé yêu, bạn có thể thử tư thế “mặt đối mặt” khi bụng bầu chưa quá lớn. Hãy để đối tác ngồi ở mép giường còn bạn thì ngồi lên đùi trong tư thế đối mặt và quyền chủ động sẽ thuộc về bạn. Hoặc tư thế “góc tù” từ tam các nguyệt thứ 2. Đơn giản là mẹ bầu có thể nằm ngửa và tạo với đối tác một góc hình chữ V, đồng thời đặt một chiếc gối dưới lưng để hỗ trợ nâng đỡ và tạo cảm giác thoải mái cho chân của đối tác. Tư thế quan hệ từ phía sau (Doggy) tạo cảm giác thoải mái và thăng hoa nhất được nhiều cặp đôi lựa chọn khi mang thai…

Bạn là người trong cuộc và chỉ bạn mới hiểu nóng-lạnh thế nào là thích hợp với bản thân mình nhất. Đừng ngần ngại nói với anh xã về tư thế “yêu” giúp bạn thấy dễ chịu và thăng hoa nhất.

Những triệu chứng sau khi quan hệ tình dục lúc mang thai cần gọi bác sĩ ngay?

Thường thì bạn sẽ thấy co thắt trong hoặc sau khi “yêu” hoặc “lên đỉnh”, nhưng nếu nó không mất đi sau vài phút hoặc nếu bạn thấy đau tức, khó chịu nhiều hơn hay chảy máu sau khi giao hợp, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Nói với bác sĩ hoặc người chăm sóc y tế của bạn những thắc mắc hay cảm giác khi “yêu” là điều tất cả các mẹ bầu nên làm. Nếu bạn được chỉ định cần phải kiêng quan hệ tình dục, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ mình cần tránh hoàn toàn giao hợp hay cực khoái hay cả hai.

Đang mang bầu, mẹ muốn yêu hãy học 7 tư thế này để tránh ảnh hưởng đến con
Nếu không có vấn đề gì về sức khỏe, mẹ hoàn toàn có thể duy trì chuyện "chăn gối" trong thời gian mang bầu. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến em bé...
Minh Hương (Dịch từ Baby Center)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện ấy khi mang thai