Sau khi có dấu hiệu chậm kinh nguyệt, mẹ nên làm ngay những việc này!

Ngày 01/12/2017 11:00 AM (GMT+7)

Đây là khoảng thời gian đầy lo lắng đối với các cặp vợ chồng đang mong mỏi sinh con. Nên hãy làm những điều thật đúng đắn.

Mang thai không phải nguyên nhân duy nhất khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị ngừng lại. Thông thường, sau 2 tuần bạn mới có thể thử chính xác xem mình có đang mang thai không. Tuy nhiên, nếu có thai thì đây lại là giai đoạn cực kỳ quan trọng, hình thành hệ thần kinh của bé. Bất kỳ hoạt động nào của mẹ trong thời gian này cũng gây ảnh hưởng lên bé. Vậy trong thời gian hai tuần sau khi phát hiện chậm kinh, bạn nên làm gì?

Cơ thể thay đổi trong hai tuần đầu

Cảm giác giống như vào ngày chu kỳ bình thường

Thực tế là những dấu hiệu ngày đèn đỏ và biểu hiện đầu báo hiệu mang thai khá giống nhau. Lý do là do cơ thể sản sinh ra nhiều progesterone hơn vào tuần sau rụng trứng, dù bạn có mang thai hay không.

Porgesterone là hormone tạo ra các dấu hiệu điển hình của việc kinh nguyệt xuất hiện như ợ nóng, căng tức ngực và tâm trạng dễ nóng giận. Nếu không mang bầu, bạn sẽ sớm đào thải hết hormone này ra khỏi cơ thể sau 10 trứng rụng.

Ngược lại, mang bầu có nghĩa cơ thể tiếp tục tạo ra nhiều progesterone hơn bình thường. Nên khác biệt trong 2 tuần chậm kinh giữa mang thai và có chu kỳ là không nhiều.

Thấy bong huyết mà không phải kinh nguyệt

Bong huyết do quá trình cấy ghép, có thể xảy ra ở 30% các bà bầu, có thể gây hiểu lầm là đến chu kỳ. Hiện tượng này thường xảy ra đúng vào ngày mà bạn dự tính sẽ có kinh, có thể sớm hơn vài ngày. Nó xuất hiện khi trứng bắt đầu làm tổ ở thành tử cung.

Cũng giống như kinh nguyệt, nhưng việc bong huyết do cấy ghép thường nhẹ hơn, diễn ra ngắn hơn so với chu kỳ kinh. Máu có thể màu nâu nhẹ hoặc đen, thay vì đỏ như kinh nguyệt. Nếu không trải qua hiện tượng này, bạn cũng không nên lo lắng. Việc mang thai vẫn diễn ra bình thường.

Sau khi có dấu hiệu chậm kinh nguyệt, mẹ nên làm ngay những việc này! - 1

Cần chú ý dấu hiệu mang bầu khởi đầu dễ bị nhầm lẫn với việc xuất hiện kinh nguyệt. (Ảnh minh họa)

Bạn nên làm gì trong hai tuần chậm kinh 

Chăm sóc bản thân như mình đang mang thai

Dù khả năng mang thai mới chỉ 15-25%, nhưng hãy luôn chăm sóc bản thân giống như đã mang thai cho đến khi biết chắc chắn với kết quả xét nghiệm. Tráng uống đồ uống chứa cồn, hạn chế chỉ 2 ly cà phê mỗi ngày, ăn ít cá có nhiều chì, tránh ăn hải sản sống, thịt và trứng sống.

Duy trì các hoạt động thể chất bình thường

Các bài tập thể dục rất hữu hiệu trong việc giảm stress và việc tâm lý có ảnh hưởng tới việc thụ thai. Đây cũng là khoảng thời gian tốt để bạn đăng ký một khóa học thể dục nhẹ nhàng nào đó, đừng để tâm lý quá căng thẳng.

Các hoạt động thể chất giúp tăng nhiệt độ cơ thể, rất tốt để duy trì tâm trạng lạc quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép trứng vào thành tử cung.

Tới bác sỹ thăm khám sau 14 ngày chậm kinh

Nếu chu kỳ đã qua 14 ngày mà chưa thấy dấu hiệu kinh xuất hiện, thì đó là dấu hiệu rõ cho thấy có thể bạn mang thai.

Sau khi có dấu hiệu chậm kinh nguyệt, mẹ nên làm ngay những việc này! - 2

Sau 14 ngày chậm kinh, bạn nên đi khám bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Nếu chu kỳ của bạn ít hơn 25 ngày, có thể do tình trạng gọi là Luteal Phase Defect. Đây là tình trạng đặc trưng bởi một giai đoạn hoàng thể ngắn (nửa sau của chu kỳ của bạn sau khi rụng trứng). Tình trạng này thường bị gây ra do sự mất cân bằng nội tiết tố, estrogen quá mức so với progesterone.

Bổ sung viên uống vitamin mỗi ngày

Bạn nên uống viên bổ sung vitamin chứa 400 tới 800microgram axit folic trong giai đoạn 2 tuần chậm kinh. Axit folic giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh và giúp ống thần kinh, sẽ trở thành não bộ, phát triển trong suốt 4 tuần đầu thai kỳ.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Nhật Minh (Dịch từ FP)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tập luyện cường độ cao, giảm cân quá nhiều, bỏ qua tiêm vaccine, tăng lượng vitamin đều có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.

Tin bài cùng chủ đề Dấu hiệu mang thai