Sau sinh nhờ mẹ chồng lên trông cháu đích tôn thì bà chặn họng: Đẻ được phải nuôi được!

Thảo Nguyên - Ngày 01/01/2024 18:00 PM (GMT+7)

Khi làm dâu, tôi càng nhận thấy bà nhỏ nhen, tham công tiếc việc. Cứ mỗi khi con dâu về chơi, bà lại rủ tôi ra đồng cắt rau cùng bà, tưới nước, nhổ cỏ cho vui.

Thấy nhiều người khoe mẹ chồng tâm lý yêu thương con cháu và hết lòng chăm sóc cho cháu nội mà tôi tủi thân quá. Chẳng bù cho mẹ chồng tôi chỉ tham công tiếc việc mặc kệ 2 con tự bươn trải trên thành phố, đến cháu nội bà cũng không trông cho.

Nhà chồng và nhà đẻ tôi ở 2 quê khác nhau, cách nhau khoảng hơn trăm cây số. Sau khi cưới xong, tôi chỉ ở quê với bố mẹ chồng được vài ngày là cả 2 lên thành phố đi làm. Do làm tự do nên 2 vợ chồng tôi lương lậu còn hạn chế và vẫn phải đi thuê trọ.

Mẹ chồng tôi chỉ tham công tiếc việc mặc kệ 2 con tự bươn trải trên thành phố, đến cháu nội bà cũng không trông cho. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng tôi chỉ tham công tiếc việc mặc kệ 2 con tự bươn trải trên thành phố, đến cháu nội bà cũng không trông cho. (Ảnh minh họa)

Khi làm dâu, tôi càng nhận thấy bà nhỏ nhen, tham công tiếc việc. Cứ mỗi khi con dâu về chơi, bà lại rủ tôi ra đồng cắt rau cùng bà, tưới nước, nhổ cỏ cho vui.

Thậm chí sau cưới 7 tháng, tôi có bầu con đầu lòng, ốm nghén vậy mà bà cũng chẳng tha. Về quê bà vẫn rủ ra đồng làm các việc nhẹ, bà bảo ra đồng cho vui, đi lại hoạt động cho đỡ nghén, đỡ mệt mỏi. Nhưng ra đồng gió máy tôi còn thấy mệt hơn. Từ đó, tôi chẳng dám về nhà chồng đều đặn mà trốn về bên bà ngoại chơi sướng hơn.

Chồng tôi vẫn có em gái nữa nên bà xác định mai này cô em lấy chồng, 2 ông bà sống với nhau ở quê, chẳng bao giờ lên thành phố sống cùng con trai. Chẳng thế mà lúc tôi sinh con, bà chỉ lên chăm cho những ngày ở viện và sau sinh đúng 1 tuần là về vì sốt ruột ruộng đồng, lợn gà không ai chăm sóc.

Trong khi đó bà ngoại ở quê xa và bận chăm ông ngoại bị ung thư nên không nhờ được gì. Vợ chồng tôi phải tự chăm nhau ở cữ trên này. Bà nội cũng ít khi gọi điện hỏi han con dâu và cháu sau sinh thế nào.

Sau sinh 2 tháng, công ty may chỗ tôi có quá nhiều việc nên gọi điện hỏi xem tôi có đi làm được thì đi. Đi làm sớm cũng có 1 khoản chi tiêu rủng rỉnh hơn nhưng con mới 2 tháng còn quá bé, không ai nhận trông hoặc có trông thì giá đắt đỏ, vừa không yên tâm. Vì thế tôi bảo chồng nhờ mẹ anh lên chăm cháu một thời gian, cứng cáp thì gửi đi trẻ nhưng anh nói luôn là bà sẽ không lên trông cháu vì tiếc việc ở nhà.

Dù chồng nói vậy nhưng tôi vẫn cố tình gọi cho mẹ anh. Bản thân tôi nghĩ bà thương cháu đích tôn biết đâu lại lên trông giúp. Vừa nghe con dâu nhờ vả, bà đã chặn họng:

“Mẹ không lên thành phố đâu, lên đó chỉ suốt ngày nhốt trong 4 bức tường, cháu còn nhỏ quá sẽ quấy khóc ai mà chịu được”.

Dù tôi nói công ty ở gần đó, sáng sẽ đi muộn hơn và trưa sẽ tranh thủ về được khoảng hơn 1 tiếng để cho con bú nhưng mẹ chồng vẫn thẳng thừng:

“Mẹ đã bảo không lên là không lên, đẻ ra được phải nuôi được, con ai đẻ ra người ấy trông. Trước kia mình mẹ cũng nuôi 2 anh em nó lớn lên, chẳng nhờ được ai. Mẹ lên đó thì việc nhà và đồng bãi biết nhờ ai làm đây”.

Mẹ chồng còn khuyên tôi cứ ở cữ và chăm con, khoảng 6 tháng mới đi làm. Đi làm mới 2 tháng sau sinh quá sớm, cơ thể sau sinh chưa hồi phục, sẽ gây ra sự mệt mỏi, có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và rối loạn cảm xúc. Tiền ai cũng quý nhưng sức khỏe của 2 mẹ con phải đặt lên hàng đầu.

Mẹ chồng còn khuyên tôi cứ ở cữ và chăm con, khoảng 6 tháng mới đi làm. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng còn khuyên tôi cứ ở cữ và chăm con, khoảng 6 tháng mới đi làm. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng nói cảm giác như bà hiểu chuyện lắm mà ứng xử thì tồi tệ vô cùng khiến tôi chán quá. Rõ là cháu nội đích tôn mà bà chẳng thèm lên trông giúp còn ngăn cản con dâu đi làm sớm. Không biết bà nói vậy có đúng không hay là chỉ dọa dẫm để tôi ở nhà chăm con cứng cáp hơn. Hỏi thật mẹ sau sinh có nên sớm trở lại làm việc không?

Mẹ có nên sớm trở lại làm việc sau sinh?

Hầu hết phụ nữ đều có thể đi làm lại sau sinh khoảng 6 tuần nhưng cũng có những trường hợp một số bà mẹ đã bắt đầu làm việc từ khoảng 3 tuần sau khi sinh. Những biến chứng trong quá trình sinh nở hay phải trải qua sinh mổ sẽ kéo dài thời gian phục hồi nếu người mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Sau khi sinh con, những thay đổi lại tiếp tục tiến triển, điển hình là việc suy giảm nồng độ hormone và thải bớt những chất dư thừa tích trữ trong thai kỳ để trả lại cơ thể thể tích máu bình thường. Chính những điều này gây ra sự mệt mỏi vô cùng đối với phụ nữ sau sinh và có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và rối loạn cảm xúc.

Ngoài việc điều chỉnh lối sống khi có thêm một thành viên nữa trong nhà, các bà mẹ còn phải đối phó với nỗi bứt rứt, khó chịu đang phải xảy ra trong cơ thể. Vì thế, các mẹ hãy thận trọng với tình trạng sức khỏe của bản thân và nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để biết được cơ thể đã đủ khỏe mạnh để bắt đầu công việc hay chưa.

Không chỉ thể chất mà mẹ cần phải phục hồi tinh thần sau sinh

Việc giảm hormone đột ngột thường dẫn đến sự thay đổi tiêu cực về tâm trạng, điển hình là là hội chứng baby blues (trạng thái khóc lóc và ủ rũ sau khi sinh) hoặc nặng hơn là trầm cảm sau khi sinh. May mắn thay, hầu hết các mẹ đều có thể vượt qua hội chứng baby blues trong khoảng 6 tuần đầu tiên. Nếu cảm thấy buồn bã, chán nản, hoặc phát hiện bất bất cứ dấu hiệu trầm cảm nào khác, các mẹ nên mau chóng liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời. Mẹ đừng giữ nỗi niềm cho riêng mình mà hãy chia sẻ với bất kỳ ai có thể để xoa dịu bớt những mỏi mệt sau sinh.

Phụ nữ sau sinh càng nghỉ thai sản nhiều, càng ít có nguy cơ đối diện với chứng trầm cảm. Rất nhiều người mẹ vì tính chất công việc phải quay trở lại làm việc một cách khá vội vã và gấp rút, nhiều người chỉ sau 3 tháng đã sắp xếp đi làm, thậm chí có người còn sớm hơn.

Chính từ nguyên do này, con số 13% người mẹ mắc chứng trầm cảm đang có chiều hướng gia tăng trong tương lai. Sự nghiệp và tiền bạc tuy rất quan trọng nhưng nếu không có một tinh thần khỏe mạnh để làm việc thì rất khó cho các mẹ đạt được thành công trong cuộc sống.

Mẹ cần chuẩn bị gì khi trở lại làm việc?

Theo luật pháp Việt Nam, phụ nữ được nghỉ sản 6 tháng hợp pháp và các mẹ có thể cân đối thời gian nghỉ trước và sau sinh bao lâu để có thể lấy lại sức khoẻ và thêm thời gian gần con. Tùy vào chính sách của từng công ty, khoảng thời gian này đôi khi bị rút ngắn xuống còn 4 tháng hoặc thậm chí ít hơn, nhất là đối với  những người phụ nữ giữ chức vị cao trong công ty.

Sức khỏe thể chất lẫn tinh thần có tốt hay chưa, chỉ có bản thân các mẹ là hiểu rõ nhất. Đừng cố ép mình quay lại công sở khi vẫn còn vướng bận và lo lắng nhiều thứ, nhất là chuyện chăm sóc trẻ sơ sinh. Thời gian đầu đi làm lại có thể sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các mẹ nên thương lượng với sếp việc điều chỉnh đôi chút về thời gian làm việc ban đầu để bạn có thể cân bằng việc nhà và việc công. Sự đột ngột thay đổi về thời gian làm việc có thể gây ra cú hích không tốt cho tâm trạng của phụ nữ sau sinh, nhưng nếu có được sự hỗ trợ từ người thân và đồng nghiệp, mẹ sẽ có thể mau chóng bắp kịp với tiến độ công việc.

Làm việc để chăm lo cho những nhu cầu cần thiết của gia đình là đúng đắn, tuy nhiên, chị em phụ nữ sau khi sinh cần phải coi trọng sức khỏe của mình trước tiên. Vì sức khỏe là vàng, bạn hãy luôn giữ cho cơ thể của mình đã phục hồi ở trạng thái tốt nhất để đảm bảo bạn có được một tinh thần làm việc thoải mái và hăng say như trước khi sinh con.

Sau sinh nhờ mẹ chồng lên trông cháu đích tôn thì bà chặn họng: Đẻ được phải nuôi được! - 3

Nghỉ Tết dương lịch lên thăm con gái đẻ, vừa vào nhà tôi quyết đưa con về quê luôn
Do sinh trước Tết dương lịch 10 ngày nên Tết này con không về quê được vì sinh mổ còn yếu ớt.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu