Vòng 2 bèo nhèo, những vết rạn da, tăng kích cỡ giày... là những thay đổi phổ biến ở chị em sau sinh nở.
Trông bụng vẫn giống như mang bầu dù đã sinh
Dù đã sinh con, nhưng số đo vòng 2 của các mẹ vẫn không thuyên giảm nhiều. Điều này hoàn toàn bình thường, bởi lẽ theo lý thuyết, cần 6 tới 8 tuần để dạ con mới trở lại vị trí như thời kỳ tiền mang thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn thấy bụng lớn sau vài tháng hoặc thậm chí cả năm.
Có hai yếu tố chủ yếu quyết định vòng bụng giảm hay không sau khi sinh con. Đầu tiên là thói quen ăn uống, luyện tập trong quá trình mang thai. Đây là điều kiện quan trọng giúp cơ thể sớm trở lại trạng thái bình thường sau sinh. Thứ hai, chăm sóc sau sinh tốt giúp các cơ ổn định trở lại, loại bỏ mỡ thừa.
Nếu bạn không đảm bảo cả hai yếu đó trên, thì khả năng giảm cân sau sinh là rất khó. Ngoài ra, kích thước vòng 2 giảm bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc bạn sinh thường hay sinh mổ.
Sự thay đổi của "vòng 1"
Trong quá trình mang thai và cho con bú, kích thước vòng 1 thường tăng lên. Tuy nhiên, nó sẽ lại thay đổi sau khi con bạn cai sữa. Có thể ngực sẽ chảy sệ, nhăn nheo nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải việc cho con bú là thủ phạm, mà chính sự thay đổi hormone trong cơ thể mới là yếu tố tác động.
Trong quá trình mang thai và cho con bú, kích thước vòng 1 thường tăng lên. Tuy nhiên, nó sẽ lại thay đổi sau khi con bạn cai sữa. (ảnh minh họa)
Cỡ giày thay đổi
Dân gian hay gọi việc bàn chân bà bầu lớn bất thường là “xuống máu”. Trên thực tế, đó là hiện tượng tích nước, đồng thời chân ít hoạt động hơn nên bị dồn nén xuống phần dưới. Do đó, bà bầu thường chọn cỡ giày lớn hơn bình thường.
Tuy nhiên, sau sinh, nước tích trữ trong cơ thể nhiều hơn bất thường sẽ biến mất, chân lại trở về kích thước ban đầu. Một số trường hợp sẽ phải sống chung với đôi chân to đó mãi mãi.
Rụng tóc
Hiện tượng rụng tóc sau sinh có thể lý giải vì sự thay đổi hormone trong cơ thể. Trong quá trình mang thai, lượng estrogen cao, có thể ngăn ngừa rụng tóc. Tuy nhiên, khi lượng estrogen giảm đột ngột, tóc trở nên yếu ớt hơn. Nếu thiếu dinh dưỡng cần thiết, hiện tượng này còn trở nên tồi tệ hơn.
Khuôn mặt thay đổi mãi mãi
Một số mẹ bầu bị xuất hiện thâm nám vì mang thai. Tuy nhiên, sau sinh vài tuần, những nết nám sẽ dần mờ đi. Tuy nhiên, một số lại trở thành đặc điểm cố hữu trên khuôn mặt kể từ đó. Nếu dùng đúng biện pháp trị liệu và kem dưỡng, bạn vẫn có thể khắc phục nhược điểm này.
Vết rạn da không bao giờ biến mất
Sau sinh, cơ thể phụ nữ thường xuất hiện nhiều vết sẹo rạn da, chúng sẽ tồn tại mãi mãi. Theo thời gian, vết rạn có thể mờ đi, nhưng không bao giờ bay hoàn toàn, để lại làn da mịn màng như hồi con gái.
Theo thời gian, vết rạn có thể mờ đi, nhưng không bao giờ bay hoàn toàn, để lại làn da mịn màng như hồi con gái. (ảnh minh họa)
Sống chung với sẹo
Đặc biệt là mẹ bầu chọn phương pháp sinh mổ. Dù lớn hay nhỏ, vết sẹo chỗ mổ sẽ nhắc bạn về kỷ niệm sinh con cho tới tận cuối đời.
Kiểm soát được việc đi tiểu
Trong quá trình vượt cạn, các cơ ở bụng dưới, thậm chí là dạ con đều phải làm việc quá sức để đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, vì nhiệm vụ đó mà chúng mất đi độ đàn hồi nhất định. Tương tự cũng xảy ra với cơ có tác dụng kiểm soát ống dẫn tiểu đóng lại, tránh rò rỉ nước tiểu. Do đó, sau sinh, thỉnh thoảng, bạn có cảm giác không thể kiểm soát được cơn buồn tiểu.
Toát mồ hôi vào ban đêm
Đây không phải là thay đổi tiêu cực hay ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhưng lại diễn ra trong một thời gian dài, gây khó chịu cho sinh hoạt cá nhân. Bởi lẽ cơ thể buộc phải giải phóng phần nước thừa còn tích trữ ở bên trong vào bất kỳ khoảng thời gian nào có thể.