Sinh con được 7 tháng thấy vợ kêu trong bụng chuyển động, chồng "chột dạ" vội đưa đi kiểm tra

Ngày 29/10/2018 09:56 AM (GMT+7)

Khi thấy bụng mình có những dấu hiệu khác thường, bà mẹ trẻ đã ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện điều không thể tin được.

Mang bầu, sinh con luôn là hành trình kỳ diệu đối với mỗi người phụ nữ và mỗi đứa con đến với họ như một món quà đầy bất ngờ. Tuy nhiên câu chuyện của bà mẹ trẻ Xiao Chen (sinh sống ở Trung Quốc) dưới đây lại vô cùng đặc biệt.

Xiao Chen là mẹ của 2 con. Khi con gái lớn đầu lòng được 4 tuổi, vào năm ngoái, vợ chồng cô quyết định sẽ sinh thêm con và may mắn mọi sự thuận lợi, con trai của họ ra đời đầu năm nay. Cuộc sống gia đình nhỏ tưởng như đang vô cùng hoàn hảo thì một sự việc bất ngờ xảy đến.

Sinh con được 7 tháng thấy vợ kêu trong bụng chuyển động, chồng amp;#34;chột dạamp;#34; vội đưa đi kiểm tra - 1

Xiao Chen hạ sinh con trai thứ 2 hồi đầu năm vừa qua.

Thời gian gần đây, khi con trai thứ 2 được hơn 7 tháng tuổi, Chen cảm thấy cơ thể mình có gì đó khác lại. Cô luôn thấy có thứ gì đó chuyển động bên trong bụng mình mà không rõ nguyên nhân. Khi chia sẻ với chồng và người thân trong gia đình, mọi người đều khuyên cô nên đi khám.

Và ngay sáng hôm đó, Chen được chồng đưa lên bệnh viện thành phố để khám. Kết quả được bác sĩ thông báo khiến vợ chồng Chen đứng hình. Bác sĩ cho biết cô đang mang bầu được 18 tuần và em bé chuyển động chính là lý do khiến thời gian gần đây Chen thường cảm thấy có gì bất thường trong bụng mình.

Khi nghe bác sĩ nói, cô đã không tin vào tai mình. Bà mẹ 2 con cho biết cô mới chỉ sinh em bé được 7 tháng và kinh nguyệt còn chưa trở lại. Suốt thời gian qua cô vẫn cho con bú đều đặn, vậy tại sao lại có thể mang thai được.

Sinh con được 7 tháng thấy vợ kêu trong bụng chuyển động, chồng amp;#34;chột dạamp;#34; vội đưa đi kiểm tra - 2

Khi con thứ 2 được 7 tháng, bà mẹ trẻ bất ngờ khi lại tiếp tục mang thai. 

Vợ chồng cô cũng thừa nhận đã quan hệ tình dục trở lại và không áp dụng các biện pháp tránh thai vì cho rằng Chen đang cho con bú và kinh nguyệt chưa trở lại thì không thể nào thụ thai được.

Tuy nhiên, bác sĩ đã giải thích cho vợ chồng cô rằng dù đang cho con bú và kinh nguyệt chưa trở lại sau sinh thì phụ nữ vẫn có thể mang thai. Lần rụng trứng đầu tiên sau sinh không nhất thiết là phải sau khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, mà có thể là trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Vì thế không ít những trường hợp phụ nữ đã bị có bầu ngoài kế hoạch dù chưa thấy kinh nguyệt trở lại sau sinh.

Sinh con được 7 tháng thấy vợ kêu trong bụng chuyển động, chồng amp;#34;chột dạamp;#34; vội đưa đi kiểm tra - 3

Sau sinh, người mẹ nên lưu ý đến các phương pháp tránh thai. (ảnh minh họa)

Bác sĩ cũng khuyên các bà mẹ nên có những biện pháp tránh thai hợp lý khi khôi phục lại cuộc sống sinh hoạt vợ  chồng sau sinh để tránh có thai lại khi cơ thể chưa được hồi phục hoàn toàn.

Với vợ chồng Chen, họ cho rằng đứa con này đến như một cái duyên nên cặp đôi cũng đã vui mừng chấp nhận dù biết việc có thêm con sẽ khó khăn hơn nhưng họ vẫn quyết giữ lại em bé thứ 3.

Đang cho con bú có thể áp dụng những biện pháp tránh thai nào?

Chia sẻ về vấn đề này với báo Sức khỏe đời sống, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Thuận cho biết: "Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ trở về bình thường vào tuần lễ thứ 6. Hiện tượng có kinh trở lại tùy thuộc vào việc cho con bú hay không cho con bú. Phụ nữ cho con bú sự ra kinh từ tháng thứ 6 trở đi, ngược lại không cho con bú có thể có kinh trở lại vào tuần lễ thứ 3 - 4 sau sinh, ban đầu là sự ra kinh non, sau 3 tháng vòng kinh ổn định. Hiện tượng trứng rụng có thể xảy ra trước khi có kinh"

Bác sĩ Thuận cũng tư vấn một số biện pháp tránh thai cho các mẹ sau sinh như sau: 

- Bao cao su: sử dụng ngay lập tức ở mọi thời điểm. Bao cao su có hai loại, loại dành cho nam giới (thường dùng) và cho nữ giới (ít dùng). Ngoài ưu điểm ngừa thai, bao cao su còn ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và không ảnh hưởng sữa mẹ.

- Vòng tránh thai: áp dụng khi có kinh trở lại, thời điểm đặt vòng tránh thai vào ngày thứ 3 hay thứ 4 của sự ra kinh. Vòng tránh thai có hai loại: chứa đồng và loại chứa levonorgestrel. Vòng tránh thai có tác dụng 5 năm, không ảnh hưởng sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là không phòng tránh được sự lây nhiễm khi quan hệ.

- Thuốc ngừa thai chỉ có progestin: áp dụng khi có kinh trở lại, sử dụng viên thuốc đầu tiên lúc có kinh và uống liên tục mỗi ngày 1 viên theo số thứ tự trên vỉ thuốc. Trên thị trường hiện nay, thuốc biệt dược Embevin 28 có hàm lượng desogestrel 0,075 mg/viên có tác dụng ngừa thai cao 97 - 98 %, không ảnh hưởng sữa mẹ. Thuốc ngừa thai không sử dụng được cho những bà mẹ dị ứng với thuốc, suy gan, suy thận bệnh lý về máu, viêm tắc tĩnh mạch. Không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm. Ngoài ra còn sử dụng loại que cấy đơn thuần có progestin, thuốc có tác dụng kéo dài mỗi 3 tháng.

- Dụng cụ ngăn cản sự thụ thai, bao gồm màng ngăn âm đạo hay mũ chụp cổ tử cung: các phương pháp cũng được áp dụng nhưng nhược điểm cần phải đặt màng ngăn âm đạo hay đặt mũ chụp cổ tử cung trước khi quan hệ 10 phút.

- Thắt vòi trứng: đây là phương pháp đình sản, được áp dụng cho các bà mẹ không muốn sinh nữa. Phương pháp này áp dụng sau khi sinh 24 giờ đầu hay 6 tuần lễ đầu sau sinh, là phương pháp phẫu thuật nhỏ, được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa, không ảnh hưởng việc cho con bú.

Đi khám thai tuần 34, bà bầu trẻ vừa nói một câu đã khiến bác sĩ giật mình hốt hoảng
Bỏ qua những lần khám thai định kỳ, người mẹ trẻ đã phải chịu cái kết đau đớn ở những tháng cuối thai kỳ.
May Lily
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu