Tấm hộ chiếu công dân Mỹ vẫn luôn có ma lực hấp dẫn những người Trung Quốc làm mọi giá để có được.
Từ năm 2007 đến năm 2014, số liệu thống kê cho thấy lượng phụ nữ mang thai Trung Quốc lũ lượt vượt biển để đến "mua sắm", "thăm thân" tại Los Angeles và California tăng từ vài trăm đến vài triệu người. Mỗi năm lại có hàng chục ngàn trẻ em Trung Quốc được sinh ra ở Hoa Kỳ.
Tấm hộ chiếu Mỹ luôn là một thứ có lực mê hoặc rất nhiều người Trung Quốc, không chỉ với riêng giới thượng lưu mà còn ở những gia đình cấp thấp hơn nhưng cũng có chút điều kiện. Họ sẵn sàng làm mọi thứ, bất chấp nguy hiểm để sang Mỹ sinh con với niềm tin rằng, mình đang làm những gì tốt nhất cho con mình.
Vụ việc về âm mưu của một bà bầu người Đài Loan chuyển dạ và sinh con ngay trên một chuyến bay dài 19 tiếng của hãng hàng không China Airlines khởi hành từ Đài Loan đến Los Angeles mới đây đã càng làm dấy lên những ồn ào tranh cãi xung quanh vấn đề này.
Một bộ ảnh chân thực về cuộc sống của các bà bầu tại Mỹ đã được
thực hiện, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Việc điều tra và thắt chặt an ninh vẫn không làm chậm tốc độ trẻ em và phụ nữ mang thai Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ. Hình ảnh bên trong một căn hộ ở Los Angeles, hai người phụ nữ đến từ Thượng Hải này là để làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ sơ sinh. Căn hộ này là một điển hình của những trung tâm cung cấp dịch vụ sinh con ở Mỹ. Tại đây có hai phòng, là nơi ở của hai phụ nữ Trung Quốc mang thai.
Hai vợ chồng ông Zhang, người sáng lập và là giám đốc một công ty dịch vụ sinh con ở Mỹ.
Cuối tuần, các bà bầu ở Mỹ lại rủ nhau cùng đi ăn tối tại một trong những nhà hàng Trung Quốc nổi tiếng.
Một người đàn ông Trung Quốc ở Los Angeles đang sửa sang căn phòng để biến nó thành chi nhánh của trung tâm cung cập dịch vụ sinh con ở Mỹ.
10 ngày trước ngày dự sinh, người phụ nữ này bị sưng, phù nề hai chân và hai tay. Vì giai đoạn chuyển dạ sắp đến, chị không dám đi ra ngoài mua sắm hay dạo chơi. Cuộc sống ở Mỹ vô cùng tẻ nhạt.
Gia đình ở Mỹ này đang tiếp đón một đoàn khách là một gia đình 4 người đến từ Thượng Hải với mục đích sinh con thứ ba. Họ vừa đi mua sắm bên ngoài về.
Khi sống tại đây chờ ngày sinh đẻ, một số bà bầu cùng gia đình vui vẻ tận hưởng các tiện ích trong khu chung cư cao cấp.
Lần đầu tiên khám thai tại Mỹ, người phụ nữ này vui mừng gửi ảnh về cho gia đình ở nhà. Cô hy vọng con thứ ba của mình sẽ là một bé gái.
Một bà bầu Trung Quốc khác ở Mỹ, bà Zhang, đã cùng chồng thuê một căn hộ trong khu cộng đồng người Trung ở Ivine. Họ là một cặp vợ chồng 40 tuổi muốn có con thứ hai nhưng nếu sinh con trong nước sẽ bị phạt nên quyết định sang Mỹ thực hiện.
Bà Zhang chuẩn bị bữa tối với cá hồi và trái cây tươi. Gần nhà có siêu thị lớn của người Trung Quốc, việc đi lại mua sắm rất thuận tiện, thực phẩm cũng rẻ.
Bác sĩ Russell đang khám cho một phụ nữ mang thai người Trung Quốc. Trên màn hình hiển thị, bác sĩ Russell phát âm thứ tiếng Trung lơ lớ, đại ý nói với người phụ nữ mang thai và chồng cô ấy rằng đây là một bé trai.
Kể từ khi dịch vụ sinh con ở Mỹ của người Trung Quốc bùng nổ, phòng khám của bác sĩ Russell luôn đầy các sản phụ Trung Quốc. Chính vì vậy, ông đã thuê thêm 3 nhân viên Trung Quốc để hỗ trợ việc phiên dịch và chăm sóc khách hàng.
Emily là một nhân viên người Trung Quốc làm trong phòng khám của bác sĩ Russell, cô nói thu nhập của mình từ khi vào đây đã tăng gấp đôi. Từ đó có thể thấy, bác sĩ Russell có mức thu nhập khổng lồ từ việc khám sản khoa cho người Trung Quốc.
Làng Rowland, Los Angeles nhìn từ trên cao. Rowland là một cộng đồng người Hoa lớn ở địa phương và do đó, số lượng các trung tâm dịch vụ sinh con ở đây cũng tập trung rất nhiều. Tại Rowland có nhiều ngôi nhà, nhiều căn hộ giá rẻ được dùng với mục đích cho thuê sinh con.