Điều đặc biệt vào tuần thai thứ 16 là em bé rất nhạy cảm với ánh sáng, thị lực của bé đang dần hoàn thiện.
Thai nhi
Thế là bé đã ở bên mẹ được gần 4 tháng rồi. Vào thời điểm này, mẹ bầu có thể đã tăng được 3-5kg nhưng em bé thì mới chỉ nặng khoảng 99g và có chiều dài 11,6cm, bé mới chỉ nằm lọt trong lòng bàn tay bạn thôi nhé.
Thai nhi tuần 16 đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, bé bắt đầu biết nấc cụt, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang phát triển để tiến tới hoàn thiện dần. Mẹ có thể phát hiện cơn nấc cụt của thai nhi bằng cách để ý chuyển động trong bụng. Bé bị nấc cụt, các lần chuyển động sẽ đều như tiếng kim đồng hồ và kéo dài khoảng 1-2 phút.
Ngoài ra, bạn đã có thể biết chính xác giới tính của con bằng cách siêu âm ở tuần này do cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ. Thai nhi ở tuần 16, giới tính đã rất rõ ràng và khó có thể nhầm lẫn khi siêu âm.
Thai nhi tuần 16 đã sẵn sàng cho giai đoạn phát triển cực kỳ mạnh mẽ tiếp theo. Do hệ xương đã cứng cáp lên nhiều nên phần đầu đã chắc chắn hơn, không còn bị thiếu cố định như trước. Cả tai và mắt đã trở về chính xác vị trí của mình. Các chức năng khác trong cơ thể như tuần hoàn, tiêu hóa cũng đã được hoàn thiện.
Móng tay của thai nhi đã hoàn thiện hơn, tay dài hơn chân và cùng chuyển động trong bụng mẹ. Những chuyển động này có thể nhìn thấy rõ khi bạn đi siêu âm.
Bắt đầu từ tuần 16, tuần mang tính bước ngoặt thì những tư thế nằm của bà bầu ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tư thế nằm ngửa sẽ đặt áp lực lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ, khiến lượng máu lưu thông đến thai nhi ít hơn. Điều này sẽ khiến thai nhi không có đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển và lớn lên.
Thai nhi 16 tuần tuổi.
Cơ thể mẹ bầu
Với những mẹ bầu mang thai lần 2 thì từ tuần thai này trở đi có thể đã cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con. Tuy nhiên, thông thường những chuyển động này xuất hiện rõ nét nhất từ tuần 18-20 của thai kỳ. Dù vậy mẹ nên biết phân biệt giữa những cú máy thai và chuyển động của cơ thể. Mẹ có thể cảm nhận những ngọ ngoạy đầu tiên này giống như là có ai đó vỗ nhẹ vào bụng bạn.
Đây cũng thời điểm bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm tiền sinh như chọc ối, siêu âm (thường được thực hiện trong thời điểm 15 – 20 tuần thai). Chọc ối thường được khuyến nghị đối với phụ nữ ngoài 35 hoặc đã từng sinh bé mắc dị tật.
Hệ miễn dịch của bạn lúc này sẽ có chút thay đổi dù không đáng kể. Vì thế, bạn nên lưu ý rằng bạn có thể dễ bị ho và cảm lạnh hơn lúc bình thường. Mặc dù chúng có thể làm bạn bực bội, mệt mỏi nhưng những triệu chứng này không gây hại cho thai nhi. Những viêm nhiễm khác cũng có thể gặp khi bạn mang thai như sởi, rubella… mới cần được chăm sóc đặc biệt.
Mẹo nhỏ cho mẹ
Tuần thai thứ 16 khá quan trọng nên mẹ cần thăm khám bác sĩ để biết được con yêu đang phát triển bình thường hay không.
Từ tuần thai này, em bé cũng đã lớn lên đáng kể. Vì vậy mẹ sẽ phải đối mặt với triệu chứng táo bón. Để phòng ngừa, chị em nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và ăn thành nhiều bừa nhỏ trong ngày.
Những triệu chứng khi mang thai tuần 16
Những triệu chứng dễ thấy nhất khi mang thai 16 tuần bao gồm:
- Núi đôi tiếp tục phát triển không ngừng.
- Táo bón
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Giãn tĩnh mạch
- Nghẹt mũi
- Đau lưng
- Chảy máu nướu răng.
Xem thêm: Thai nhi 17 tuần tuổi |