Thai nhi 26 tuần tuổi: Đã mở được mí mắt

Ngày 08/09/2016 05:34 AM (GMT+7)

Sau quãng thời gian nhắm chặt khá lâu, thai nhi cuối cùng đã có thể mở được mí mắt của mình. Hiện tại thì tròng mắt bé có màu xanh.

Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:

Sự phát triển của thai nhi

Em bé hiện nay đã dài khoảng 36 cm tính từ đầu tới gót chân và nặng xấp xỉ 760 g. Riêng bàn chân có thể dài khoảng 5 cm. Bé sẽ tiếp tục tăng cân, với bộ não có những bước ngoặt lớn trong sự phát triển. Sau quãng thời gian nhắm chặt khá lâu, thai nhi cuối cùng đã có thể mở được mí mắt của mình. Hiện tại thì tròng mắt bé có màu xanh, chúng có thể hiện hữu đến thậm chí hàng tháng trời sau khi sinh, cho đến khi màu mắt thật của em bé xuất hiện.

Em bé vẫn tiếp tục luyện tập những vận động với tay của mình, bé con cũng thích mút ngón tay cái - điều không những giúp bé bình tĩnh hơn mà còn tăng sự khỏe khoắn cho cơ hàm và hai má.

Hai lá phổi sẽ tiếp tục luyện tập cho ‘sự thở’ bằng cách hít vào và thở ra nước ối, một bước đệm quan trọng cho việc hít thở không khí.

Nếu em bé của bạn là một chàng trai, tinh hoàn của bé sẽ dần đi xuống dưới bụng - điều này sẽ mất khoảng 2 đến 3 ngày. Cậu bé cũng sẽ không có bất kỳ con tinh trùng nào cho đến tuổi dậy thì.

Với thính giác phát triển đầy đủ, mẹ có thể cảm thấy bé nhảy lên nếu có một tiếng động lớn. Tuần thứ 24 đến 28 thường là lúc tinh nghịch nhất của em bé, vì vậy mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được những cú đá, cuộn người và đẩy.

Thai nhi 26 tuần tuổi: Đã mở được mí mắt - 1

Bé con cũng thích mút ngón tay cái - điều không những giúp bé bình tĩnh hơn mà còn tăng sự khỏe khoắn cho cơ hàm và hai má.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Bạn có thể cảm thấy phần cơ trong bụng mình thắt chặt và sau đó lại giãn ra. Trong khi điều này có thể khiến bạn sợ sệt, đừng lo, chúng vô hại, đó chính là cơn co ‘Braxton Hicks’. Cũng giống như con bạn tập thở với chất lỏng trước khi hít thở không khí, cơ thể bạn cũng đang chuẩn bị cho việc sinh con. Bạn có thể cảm nhận thấy những cơn co thắt một vài lần trong ngày. Mỗi cơn chỉ kéo dài chừng nửa phút, và có thể có đến một hoặc hai cơn trong vòng 1 giờ.

Với chiếc bụng lớn và nặng, việc đi bộ, đứng hoặc ngồi lâu có thể khiến bạn gặp khó khăn. Hiện nay huyết áp của bạn dần tăng lên một chút, mặc dù nó thường không cao như khi bạn chưa mang thai.

Bạn có thể cảm thấy thèm ăn một loại thực phẩm nào đó. Các chuyên gia cũng không chắc chắn được lý do tại sao điều này lại xảy ra, nhưng miễn là bạn không ăn quá nhiều, điều này hoàn toàn bình thường và chẳng có gì sai trái khi đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nhưng có một ngoài lệ: một số người phụ nữ lại thèm những thứ không thể ăn được như đất và xà phòng. Nếu bạn có một ham muốn, hoặc thực sự ưa thích một cái gì đó bạn không nên ăn như phô mai xanh hay pa tê gan, nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.

Từ giữa thai kỳ trở đi, cơ thể bạn cần được cung cấp thêm insulin. Bạn cần hoóc-môn này để cơ thể có thể sử dụng đường trong máu để cấp năng lượng cho cơ bắp, các mô của bạn và giúp lưu trữ đường trong máu. Nếu bạn không có đủ insulin, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên - điều này gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Không giống như các hình thức khác của bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, khô miệng và buồn tiểu tiện nhiều. Bạn cũng có thể gặp những chứng nhiễm trùng định kỳ như nấm và suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị, em bé sẽ phát triển rất lớn khiến việc sinh nở khó khăn, trong những trường hợp không may hiếm hoi, bé còn có thể bị chết yểu.

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Hãy tiếp tục với chế độ ăn lành mạnh và cân bằng với nhiều ngũ cốc và rau quả - em bé của bạn vẫn đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là bộ não, vì vậy cần rất nhiều dinh dưỡng.

Bạn đang dành phần lớn sự quan tâm đến cái thai trong bụng, nhưng đừng quên dành cả thời gian cho chồng mình. Bạn có thể ra ngoài ăn hay đi xem phim với chồng mình, hoặc thậm chí chỉ ăn một bữa đặc biệt và xem một bộ phim đã mong đợi từ lâu cùng nhau.

Nếu bạn có nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn đang thừa cân và có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên, bạn đã từng sinh một bé nặng 4.5kg hoặc nhiều hơn, bạn có người thân bị bệnh tiểu đường hay trước đó bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, hoặc bạn là người Châu Phi-Caribê, Trung Đông, người gốc Nam Á hay Trung Quốc - bạn cần được thử nghiệm dung nạp glucose (OGTT) giữa 24 và 28 tuần của thai kỳ. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn có thể kiểm soát nó bằng cách có một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Nữ hộ sinh hoặc một chuyên gia tại một phòng khám bệnh tiểu đường có thể cung cấp cho bạn lời khuyên. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể cần phải học cách tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu của mình.

Theo Thùy Dương (Theo Webmd)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 3-6 tháng