Em bé giờ đây đã được coi là đủ tháng và có thể được sinh ra trong khoảng thời gian từ giờ cho đến một vài tuần tới.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Em bé giờ đây đã được coi là đủ tháng và có thể được sinh ra trong khoảng thời gian từ giờ cho đến 1-2 tuần tới. Một em bé sinh ra ở tuần 37 thường dài 50cm và nặng tới 3kg với chất béo chiếm khoảng 8% cơ thể. Nếu bé yêu được sinh ra trong tuần này, bé có thể có một mái tóc dài khoảng 4cm nhưng cũng có thể lại chỉ là những sợi tóc tơ như trên một quả đào.
Nếu thai nhi vẫn chưa quay xuống vị trí với đầu ở phía dưới, bác sĩ sản khoa có thể thực hiện những thao tác trên bụng của mẹ để có thể giúp bé quay đầu lại. Phương pháp này được biết đến với cái tên “ngoại xoay thai” (ECV).
Phần lớn em bé đã quay đầu xuống dưới, sẵn sàng để chui ra. (Ảnh minh họa)
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Quý thứ ba của thai kỳ sẽ chào mừng bạn bằng việc thường xuyên ‘kéo’ bạn vào nhà vệ sinh. Bạn sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn khi thai kỳ diễn ra mà bàng quang thu nhỏ lại, và bạn không thể làm gì khác ngoài việc đi vệ sinh nhiều lần. Đặc biệt trong những tuần cuối cùng này, đầu em bé sẽ đè xuống tạo áp lực khiến bàng quang của bạn có cảm giác đầy dù thực ra không phải thế. Đồng thời, các cơ sàn chậu sẽ suy yếu để chuẩn bị cho việc sinh con. Điều này có nghĩa rằng bạn cũng có thể đôi khi mất kiểm soát, và một lượng nhỏ nước tiểu bị rò rỉ khi bạn cười, ho hoặc hắt hơi. Đối với một số phụ nữ, chỉ cần đứng lên từ tư thế ngồi cũng có thể gây rò rỉ nước tiểu.
Nếu bạn nhận thấy sự rò rỉ nước từ âm đạo, có thể bạn bị vỡ ối. Sau tuần thứ 37, điều này báo hiệu rằng bạn sắp sinh. Tuy nhiên, đôi khi sự rò rỉ không phải từ nước ối mà là màng ối bảo vệ em bé bị rách, như vậy con bạn sẽ có ít đi sự bảo vệ chống lại những nhiễm trùng. Tìm kiếm ngay sự trợ giúp y tế nếu điều này xảy ra.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nếu em bé vẫn ở vị trí với đầu phía trên, có thể bạn sẽ cần sinh mổ. Một số lý do khác cũng có thể khiến bạn phải đẻ mổ như xương chậu của bạn quá nhỏ so với đầu em bé hay một vấn đề về sức khỏe như bệnh tim có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Những người chịu trách nhiệm đỡ đẻ sẽ đưa ra quyết định dựa trên sự lựa chọn an toàn nhất cho cả bạn và em bé. Dù rằng sinh mổ nằm trong kế hoạch của bạn hay không, nó sẽ diễn ra trước khi bạn chuyển dạ. Khoảng 25% phụ nữ ở Anh sinh con bằng phương pháp mổ, với khoảng 40% các ca sinh được lên kế hoạch từ trước.
Nếu bạn không nghĩ rằng mình sắp sinh mà lại nhận thấy sự rò rỉ nước từ âm đạo, hãy giữ bình tĩnh và nhớ rằng sự rò rỉ là rất phổ biến ở cuối thai kỳ. Hãy gọi điện thoại cho bệnh viện, bác sĩ nơi bạn sẽ sinh - số điện thoại mà hẳn đã được lưu trong ghi chú của bạn, họ sẽ hướng dẫn bạn đến khu vực cần thiết và bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu đó chỉ là một sự rò rỉ hay bạn đã cạn hết nước ối. Nước ối không có mùi như nước tiểu nhưng sẽ có màu vàng nhạt, đôi khi dính một chút máu. Bạn có thể được yêu cầu dùng băng vệ sinh để nhận biết sự rò rỉ dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào sự đánh giá của bác sĩ, bạn có thể được về nhà hoặc cần ở lại bệnh viện.
Có một cách giúp bạn giảm bớt số lần đi vệ sinh vào ban đêm đó chính là uống ít nước vào buổi tối, tuy nhiên, đảm bảo uống đủ lượng nước trong ngày để tránh mất nước. Một số phụ nữ thường rung lên - xuống khi đi tiểu, giúp làm giảm áp lực từ tử cung và dễ dàng thải hết nước tiểu từ bàng quang. Tập các bài tập cho khung xương chậu cũng sẽ giúp bạn kiểm soát bàng quang, không chỉ bây giờ mà còn trong những năm sau này. Nếu bạn đang gặp rắc rối với vấn để tiểu mà không tự chủ, nói chuyện với bác sĩ - những người có thể cung cấp lời khuyên về việc cải thiện tình hình của bạn.
Nếu bạn định cho con bú sữa mẹ, hãy chuẩn bị những chiếc áo ngực cho con bú ngay từ bây giờ. Ngực của bạn cũng sẽ lớn hơn sau khi em bé được sinh ra, do đó bạn cần đo lại kích cỡ ở giai đoạn này.