Nhiều chị em bày tỏ rằng mình không muốn cho chồng vào phòng sinh cùng dù sinh ở bệnh viện được cho phép.
"Vượt cạn" là khoảnh khắc tuyệt vời nhưng không kém phần đau đớn mà chỉ những bà mẹ đã từng trải qua mới hiểu được. Ngày nay, để tiếp thêm động lực cho mẹ khi sinh nở, nhiều bệnh viện cho phép chồng hoặc người thân cùng vào phòng sinh với sản phụ.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều chị em lại từ chối, không muốn để ông xã cùng mình vượt qua nỗi đau sinh đẻ. Tại sao vậy? Dưới đây là một số nguyên nhân chính.
1. Làm sản phụ phân tâm hơn
Đôi khi, sự xuất hiện của chồng trong phòng sinh có thể khiến sản phụ đang trong giây phút chuyển dạ lại bị phân tâm và gặp trở ngại.
Nhiều anh xã chuẩn bị làm bố lần đầu được chứng kiến vợ sinh nở không thể giữ được bình tĩnh và cảm xúc bối rối của họ có thể tác động đến vợ đang trên bàn đẻ.
Sự xuất hiện của chồng đôi khi khiến vợ căng thẳng, phân tâm hơn.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng tỷ lệ những ca sinh nở có sự chứng kiến của người chồng thì người vợ phải mổ đẻ là cao hơn rất nhiều so với những ca sinh nở khác.
2. Ảnh hưởng tới y tá, bác sĩ khi làm việc
Khi chứng kiến vợ đau đớn trong ca sinh nở, nhiều anh chồng sẽ thấy hoang mang và liên tục hỏi bác sĩ điều này điều kia hay yêu cầu bác sĩ làm gì đó để vợ sinh nhanh hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng tập trung của bác sĩ, y tá.
Bác sĩ sẽ chẳng thể tập trung làm việc nếu chồng sản phụ cứ ở bên cạnh hỏi thăm.
3. Ảnh hưởng đến chuyện "chăn gối" sau này
Các chuyên gia tâm lý học cho biết, khi chứng kiến vợ sinh con, người chồng sẽ tận mắt thấy toàn bộ cơ thể vợ ở trạng thái không hoàn hảo nhất, làm giảm ham muốn tình dục. Nghiêm trọng hơn, điều này còn tác động tới tâm lý và làm ảnh hưởng xấu tới đời sống vợ chồng.
Chuyện "chăn gối" có thể bị ảnh hưởng sau khi chồng chứng kiến vợ sinh con.
Thực tế nhiều anh chồng cũng đã tâm sự chuyện sau khi nhìn thấy vợ lôi thôi, vật vã khi sinh nở thì cảm hứng "yêu" bị giảm đi nhiều. Mỗi khi chuẩn bị bước vào cuộc "yêu", họ lại tự động nhớ đến cảnh đó và sợ gần vợ.