Vô kinh có gây hiếm muộn không?

Ngày 06/03/2024 20:30 PM (GMT+7)

Mặc dù vô kinh không phải là một bệnh nhưng lại có thể gây ảnh hưởng trầm trọng tới khả năng sinh sản của nữ giới.

Bình thường, tuổi bắt đầu có kinh ở các bé gái khoảng từ 13 đến 16 tuổi. Ở một số em có thể sớm hơn (10 -12 tuổi), có trường hợp lại muộn hơn (18 - 20 tuổi).

Vô kinh có thể xảy ra khi sự phóng noãn bình thường, xảy ra khi bất thường giải phẫu bộ phận sinh dục (ví dụ dị tật bẩm sinh gây tắc nghẽn dòng chảy, dính buồng tử cung [hội chứng Asherman]) ngăn không cho dòng chảy kinh nguyệt bình thường bất chấp kích thích nội tiết bình thường.

Mặc dù vô kinh không phải là một bệnh nhưng lại có thể gây ảnh hưởng trầm trọng tới khả năng sinh sản của nữ giới. Ảnh minh hoạ.

Mặc dù vô kinh không phải là một bệnh nhưng lại có thể gây ảnh hưởng trầm trọng tới khả năng sinh sản của nữ giới. Ảnh minh hoạ.

Phân loại vô kinh

Vô kinh được chia ra hai nhóm: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

- Vô kinh nguyên phát: Là tình trạng người phụ nữ cho đến năm 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt

- Vô kinh thứ phát: Là trường hợp người phụ nữ đã từng có kinh từ một lần trở lên nhưng lại không có trong 3 chu kỳ liên tục trở lên. Còn một thuật ngữ nữa là "vô kinh sinh lý" nhằm chỉ tình trạng không có kinh khi người phụ nữ có thai do chịu tác động của các chất nội tiết từ buồng trứng và rau thai.

Vô kinh còn được chia ra 2 loại: vô kinh giả và vô kinh thật.

- Vô kinh thật là những trường hợp cơ quan sinh dục ngoài của người phụ nữ có cấu tạo như bình thường nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc trưởng thành chưa bao giờ thấy kinh.

- Vô kinh giả khi người phụ nữ thực sự vẫn có kinh hàng tháng nhưng máu kinh không chảy được ra ngoài (để biết là có kinh) mà lại đọng ở bên trong do khuyết tật ở bộ máy sinh dục như không có âm đạo, màng trinh bị bịt kín… là trường hợp đã quá tuổi đáng lẽ phải có kinh mà em gái vẫn không có.

Nguyên nhân thường gặp của vô kinh

Vô kinh có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do sinh lý, do sức khỏe, do nội tiết, do tác dụng phụ khi dùng thuốc,… nhưng cũng có thể là nguyên nhân từ các bệnh lý.

Do các yếu tố sức khỏe:

Có thể gặp vô kinh ở người quá gầy yếu do suy dinh dưỡng, do thiếu máu, nhiễm độc, có bệnh gan, bệnh thận mạn tính… Tình trạng vô kinh còn có thể bắt đầu từ nguyên nhân dùng thuốc kéo dài.

Các loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, hóa trị liệu và thuốc trị bệnh ung thư, thuốc chuyển hóa.... cũng có thể có tác dụng phụ gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt và vô kinh.

Vô kinh có thể xuất hiện ở trường hợp gặp các cú sốc về tinh thần, các sang chấn tâm lý, có những biến động về tâm thần quá mức như vui, buồn, tang tóc, sợ hãi, vất vả, thay đổi môi trường sống…

Vô kinh do rối loạn nội tiết:

Chu kỳ kinh nguyệt được chi phối bởi hoạt động trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng với cơ quan đích là tử cung. Nếu một trong các cơ quan trên bị ảnh hưởng sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có vô kinh, hoặc do các rối loạn của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng…

Vô kinh do bất thường, dị tật:

Người phụ nữ có dị tật hay bị khuyết tật của cơ thể hoặc của bộ phận sinh dục, đặc biệt ở buồng trứng, tử cung cũng gây nên vô kinh. Tình trạng này xảy ra do bị rối loạn di truyền về nhiễm sắc thể khiến cơ thể nói chung, đặc biệt bộ phận sinh dục không phát triển. Người mang dị tật bẩm sinh không có buồng trứng, không có tử cung thì không thể có kinh. Những bệnh ở ngay tử cung, đặc biệt bệnh lao tử cung, những trường hợp phải nạo, hút thai nhiều lần khiến mất hết niêm mạc tử cung hoặc làm cho tử cung bị dính sẽ đưa đến thiểu kinh (kinh ít) hoặc vô kinh.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với vô kinh như dịch tiết âm đạo thất thường, đau đầu, rụng tóc, mọc nhiều lông trên mặt, giảm thị lực...

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với vô kinh như dịch tiết âm đạo thất thường, đau đầu, rụng tóc, mọc nhiều lông trên mặt, giảm thị lực...

Vô kinh có gây hiếm muộn?

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với vô kinh như dịch tiết âm đạo thất thường, đau đầu, rụng tóc, mọc nhiều lông trên mặt, giảm thị lực... Ở trường hợp vô kinh nguyên phát thì chắc chắn hoạt động của buồng trứng sẽ trục trặc, sự phóng noãn có thể diễn ra nhưng rất khó thụ thai. Còn trường hợp vô sinh thứ phát, hoạt động rụng trứng cũng không đều đặn, do đó việc thụ thai cũng rất khó khăn. Vì vậy vô kinh cũng là nguyên nhân lớn của hiếm muộn, căng thẳng tâm lý.

Việc điều trị vô kinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh vì thế một lối sống khoa học, lành mạnh có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Chế độ ăn uống khoa học: không bỏ bữa sáng, ăn đủ thành phần chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo. Nên chọn các thực phẩm dễ tiêu, tăng lượng trái cây và hoa quả, hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh.

- Tập thể dục đều đặn và vừa sức mỗi ngày.

- Biết cân bằng và dung hòa giữa công việc và gia đình, nghỉ ngơi và giải trí hợp lý.

- Hạn chế uống rượu, hoặc đồ uống có gas, hút thuốc lá.

- Khi thấy có bất thường về kinh nguyệt, chị em cần đi khám chuyên khoa để dược điều trị sớm.

Việc mẹ bầu nên làm và nên tránh sau chuyển phôi để thuận lợi đón con yêu
Với những cặp vợ chồng gặp khó khăn về đường con cái thì IVF là hy vọng cuối cùng. Thế nhưng, ngay cả khi phôi đã được chuyển vào tử cung người mẹ...

Bà bầu cần biết

Theo BS Nguyễn Tuấn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Hà Nội Người phụ nữ 28 tuổi, mang thai lần đầu, thai 23 tuần bị chậm tăng trưởng, hết ối, được bác sĩ truyền ối giữ thai đến tuần 36, sinh...

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn - Vô sinh