Vợ tiếc tiền không khám thai, chồng quỳ sụp xuống đất khi nghe câu nói của bác sĩ

Ngày 05/12/2018 19:30 PM (GMT+7)

Vì hoàn cảnh gia đình khá khó khăn và cả thai kỳ đều cảm thấy khỏe mạnh nên bà mẹ này không đi khám thai để tiết kiệm tiền.

Đối với phụ nữ, mang thai và sinh con là sự kiện lớn trong cuộc đời và cũng là giai đoạn cần được gia đình quan tâm, chăm sóc. Trong thời gian mang thai, mẹ cần chú ý rất nhiều điều như thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý, đi siêu âm và khám thai đủ, đúng lịch. 

Đôi khi, không có dấu hiệu gì bất thường không có nghĩa là mẹ có thể chủ quan không đi khám thai. Câu chuyện của mẹ bầu tên Tiểu Nhiệm (29 tuổi, sống tại Liêu Ninh, Trung Quốc) dưới đây là một ví dụ. 

Tiểu Nhiệm mang thai sau 2 năm kết hôn. Đây là tin mừng đối với gia đình nhưng cũng khiến vợ chồng Tiểu Nhiệm lo lắng vì hai người đều là dân lao động phổ thông, thu nhập thấp. 

Vợ tiếc tiền không khám thai, chồng quỳ sụp xuống đất khi nghe câu nói của bác sĩ - 1

Tiểu Nhiệm không đi khám thai thường xuyên vì sợ tốn tiền.

Trong thời gian mang thai, Tiểu Nhiệm may mắn được một người chị họ của chồng làm cùng cơ quan thường xuyên quan tâm, chăm sóc, mua cho đồ ăn tẩm bổ. Người chị này cũng nhắc nhở Tiểu Nhiệm phải thường xuyên đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe và tình hình thai nhi. 

Tuy nhiên, vì cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, không có gì bất thường nên Tiểu Nhiệm tiếc tiền, không muốn đi khám thường xuyên. Cô chỉ đi khám lần đầu tại bệnh viện để xác định thai đã vào tử cung. 

Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi quá ngày dự sinh 2 tuần mà Tiểu Nhiệm vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Khi biết tin, người chị họ lo lắng lập tức đưa cô nhập viện. 

Khi vừa kiểm tra cho mẹ bầu này, bác sĩ lập tức yêu cầu mổ gấp vì nước ối của Tiểu Nhiệm đã bị nhiễm phân su, em bé hít vào sẽ gặp nguy hiểm. 

Ca mổ diễn ra nhanh chóng, em bé được đưa ra ngoài nhưng phải vào phòng cấp cứu ngay lập tức. Bác sĩ cho biết bé bị hít phải nước ối có phân su và nhiễm trùng sơ sinh, tình hình sức khỏe hiện tại rất đáng lo. Thậm chí, họ còn nói gia đình Tiểu Nhiệm hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với tình huống xấu nhất. 

Vừa nghe bác sĩ thông báo, chồng Tiểu Nhiệm quỳ sụp xuống ôm mặt khóc. Anh không ngờ chỉ vì hai vợ chồng tiết kiệm chút tiền khám thai mà đến nay con phải chịu khổ sở như vậy. 

Vợ tiếc tiền không khám thai, chồng quỳ sụp xuống đất khi nghe câu nói của bác sĩ - 2

Bác sĩ yêu cầu mổ ngay lập tức sau khi kiểm tra cho Tiểu Nhiệm.

Hội chứng hít nước ối phân su (MAS) là gì?

Trong suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, phổi của bé luôn đầy nước ối. Nếu phổi bé có phân su, nó sẽ đi qua khí quản. Khi chuyển dạ, nếu bé bị thiếu oxy trong thời gian dài, bé sẽ khó thở và hít phải phân su.

Khi hít phải phân su, phân su có thể chặn đường thở, gây tắc nghẽn đường thở, khiến bé khó thở đồng thời giảm lượng oxy đến bé. Đối với những trẻ gặp trường hợp này, trẻ dễ bị rối loạn trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp. Các kích ứng hóa học của phân su còn có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant (chất hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt).

Triệu chứng của trẻ bị hội chứng hít nước ối phân su

- Bé thở nhanh, thở gấp

- Thở khó, rên rỉ

- Thở ngắt quãng

- Chỉ số apgar thấp (chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh)

- Da tím tái

- Ngực căng phồng bất thường

Phòng tránh nguy cơ bé bị hít nước ối phân su

Những thai kỳ có nguy cơ cao như thai già tháng (thai trên 41 tuần), sinh khó, mẹ mắc bệnh (bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi, huyết áp cao), thai chậm phát triển, chèn ép dây rốn cần được theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ và trong khi sinh.

Nếu phát hiện nước ối có màu xanh sẫm, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để kịp thời chẩn đoán, xử lý, tránh các tai biến nguy hiểm.

Con 6 tháng tuổi đã có kinh nguyệt, mẹ ôm đầu hối hận vì việc đã làm khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé không chỉ khi còn trong bụng mẹ mà cả sau khi chào đời.
Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu