Khí hư có mùi hôi hoặc mùi tanh,... có rất nhiều nguyên nhân như bệnh viêm nhiễm "vùng kín" hoặc do vấn đề vệ sinh.
Những quảng cáo băng vệ sinh có hương thơm mát đã làm thay đổi nhận thức của mọi người về mùi hương thực sự của "cô bé". Thực tế, vùng kín phụ nữ hoàn toàn sạch sẽ và khoẻ mạnh sẽ không có mùi thơm của hoa lá như chúng ta vẫn tưởng tượng.
Trên thực tế, âm đạo chứa tới hàng tỉ vi khuẩn, và chúng thay đổi hàng ngày, thậm chí là hàng giờ. Chính những vi khuẩn này sẽ tạo ra những mùi hương khác nhau ở mỗi cô gái. Mùi của vùng kín tiếp tục thay đổi dựa theo chu kì kinh nguyệt nữa.
Thêm nữa là, vùng chậu có vô số tuyến mồ hôi, cũng góp phần không nhỏ đến việc tạo nên mùi hương đặc trưng nơi vùng kín. Và tất cả những điều này, dẫn đến khí hư có mùi hôi.
Bài viết dưới đây được tham khảo bởi bác sĩ Mary Jane Minkin - giáo sư lâm sàng khoa Sản Phụ khoa tại trường Y thuộc Đại học Yale, công tác tại Bệnh viện Yale New Haven, Mỹ - người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sức khỏe phụ nữ. Cô ấy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ thể mình, đặc biệt là về khí hư. Dưới đây là các loại mùi hôi thường gặp xuất phát từ khí hư, kèm với đó là nguyên nhân cho từng loại.
Có nhiều nguyên nhân khiến khí hư mang mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân khí hư có mùi hôi
1. Do vấn đề vệ sinh
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ là nguyên nhân chính khiến khí hư có mùi hôi. Khi ấy các vi khuẩn sẽ phát triển vượt mặt các lợi khuẩn, làm mất cân bằng sinh thái vùng kín.
Ngoài ra, việc sử dụng những hoá chất mạnh để vệ sinh vùng kín cũng làm khu vực nhạy cảm này khó chịu, dễ đến tình trạng lở loét, bốc mùi.
2. Do thói quen sinh hoạt
Có một số thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến mùi của khí hư, ví dụ như:
- Thường xuyên hoạt động mạnh, gây đổ mồ hôi
- Chế độ ăn uống làm tăng mùi ở trực tràng
- Đi tiểu không tự chủ, làm amoniac đọng lại
3. Do viêm âm đạo
Khí hư có mùi hôi, kèm màu sắc lạ (vàng, xanh, nâu, ...) thay vì trắng là dấu hiệu của viêm âm đạo. Nguyên nhân thường do quan hệ tình dục không an toàn, hoặc thụt rửa vùng kín thường xuyên.
4. Do nhiễm nấm âm đạo
Căn bệnh này khá phổ biến, và có dấu hiệu giống như viêm âm đạo. Thông thường, khi mắc tình trạng này, khí hư không chỉ có mùi hôi mà còn có màu trắng và đặc hơn.
Điều trị căn bệnh nhiễm nấm âm đạo khá đơn giản, chỉ cần dùng thuốc chống nấm âm đạo theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Do bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Một vài bệnh truyền qua đường tình dục có thể gây ra mùi khó chịu ở phụ nữ, những bệnh phổ biến nhất là bệnh Chlamydia và bệnh lậu.
Dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh lây qua đường tình dục là mùi khó chịu ở vùng kín. Các bệnh gây ra tình trạng này là: bệnh Chlamydia, bệnh lậu, ...
Triệu chứng khác dễ bắt gặp là tiết nhiều khí hư, đau buốt khi đi tiểu. Các bệnh lây qua đường tình dục cần được điều trị sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Khí hư có mùi hôi, tanh giống mùi cá ươn.
6. Do bệnh viêm vùng chậu
Nếu các bệnh lây qua đường tình dục không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan mạnh và gây ra bệnh viêm vùng chậu. Do đó, nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này vẫn là vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo khi quan hệ tình dục.
Căn bệnh này có biểu hiện khá giống với các bệnh trên: khí hư có mùi hôi, ra nhiều khí hư, đau khi quan hệ và đi vệ sinh, ...
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Nói chung, khí hư có mùi hôi bất thường khá dễ dàng nhận ra. Nếu có một nguyên nhân nghiêm trọng, thường các triệu chứng khác sẽ xuất hiện cùng với mùi hôi. Hãy gặp bác sĩ nếu các triệu chứng sau xuất hiện kèm theo mùi:
- Ngứa hoặc rát vùng kín
- Đau đớn
- Đau khi quan hệ quan hệ tình dục
- Khí hư đặc, giống phô mai
- Chảy máu âm đạo khi chưa đến kì kinh
Cách chữa khí hư có mùi hôi tại nhà
1. Muối trắng
Với tính sát khuẩn cao, muối trắng giúp làm giảm ngứa ngáy và mùi hôi do khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Pha muối trắng và nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Đun sôi, để nguội bớt và ngâm rửa vùng kín trong khoảng 15 phút. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần để cải thiện mùi hương vùng kín nhanh nhất.
2. Ngải cứu
Ngải cứu từ lâu đã nổi tiếng Đông y với tác dụng giải nhiệt, triệt vi khuẩn.
Đun 20g lá ngải cứu khô cùng 300ml nước trên lửa nhỏ để tinh dầu từ lá ngải cứu hoà vào nước. Dùng nước đó để xông vùng kín trong 15 - 20 phút. Khi nước không còn bốc hơi, rửa vùng kín với nước ngải. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần.
3. Lá trầu không
Tác dụng chính của lá trầu không là điều trị nấm, viêm vùng kín và khử khí hư có mùi hôi.
Rửa sạch lá trầu không, đun sôi với lửa nhỏ trong 15 phút. Cho thêm 2 thìa muối trắng, khuấy tan muối và dùng nước đó để xông vùng kín trong 10 phút. Sử dụng nước này để rửa vùng kín khi nước không còn bốc hơi. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần.
4. Lá trà xanh
Giúp giảm viêm nhiễm vùng kín, giảm mùi hôi khó chịu nơi đây là tác dụng nổi trội của lá trà xanh.
Rửa sạch và vò nát 1 nắm lá trà xanh. Đung sôi cùng với 2 lít nước, cho thêm 2 thìa muối trắng. Nước sôi khoảng 5 - 10 phút thì lọc bã, đổ nước vào chậu. Vệ sinh vùng kín với nước sạch, sau đó xông trong vòng 10 - 15 phút nước nước trà xanh. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần.
Các phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn có thể làm tại nhà.
5. Gừng tươi
Gừng được truyền miệng là có khả năng làm se khít vùng kín, bên cạnh đó là tiêu diệt các tác nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Đập dập một ít gừng tươi, đổ ngập nước và đun nhỏ lửa cho đến khi sôi. Thêm muối vào và để nước sôi thêm khoảng 5 phút nữa. Đợi nước nguội bớt và dùng để xông vùng kín. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần.
6. Lá húng quế
Nước lá húng quế có tính kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn gây viêm ngứa âm đạo. Qua đó, ngăn chặn viêm nhiễm và kiểm soát cơn ngứa ngáy cấp tính. Bên cạnh đó, tinh dầu trong lá húng quế còn giúp khử mùi hôi cho khu vực “tam giác vàng”, giúp âm đạo luôn có mùi thơm tự nhiên.
Lá húng quế có nhiều tinh chất giúp kháng khuẩn cực tốt, đặc biệt là ở vùng âm đạo. Ngoài ra, tinh dầu trong loại lá này còn có 1 mùi hương đặc biệt, giúp "cô bé" có mùi hương tự nhiên.
Rửa sạch một nắm lá húng quế, pha loãng nước muối và ngâm húng quế vào đó. Vớt lá ra, nghiền thành hỗn hợp đặc sệt và đun cùng 500ml nước trong khoảng 5 phút. Ngâm vùng kín trong 10 - 15 phút. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần.
7. Lá lốt
Lá lốt có công dụng ít ai biết là giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm âm đạo và khí hư có mùi ở phụ nữ.
Rửa sạch một nắm lá lốt, ngâm vào nước muối để làm sạch. Cho lá lốt và 1 thìa muối vào nồi nước đun sôi. Đợi nước nguội bớt thì dùng để xông hơi vùng kín, sau đó dùng chính nước này để rửa lại. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần.
8. Lá ổi
Lá ổi có một loại tinh dầu với khả năng hạn chế tình trạng lây lan của vi khuẩn ở vùng kín.
Rửa sạch 1 nắm lá ổi tươi (không quá già hoặc quá non), vò nát và đun sôi trong 15 phút. Có thể cho thêm 1 chút muối. Lọc sạch phần bã, chia nước làm 2 phần: 1 để rửa vùng kín, 1 để ngâm vùng kín. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi tuần.