Kinh nguyệt là một phần trong cuộc sống của phụ nữ, do đó nếu phụ nữ phát hiện chu kỳ kinh nguyệt không đều, có bất thường thì cần đến bệnh viện kiểm tra, để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc, hoặc có thai ngoài ý muốn như cô gái dưới đây.
Bác sĩ Khoa Phụ sản Thi Tuấn Vũ chi sẻ với Ettoday, bác sĩ đã từng gặp một nữ bệnh nhân, tên Tiểu Chu. Tiểu Chu 21 tuổi, cô có thể trọng khoảng 100kg. Tiểu Chu cho biết cô bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang và cô cũng đã có thời gian điều trị bệnh này.
Bên cạnh đó đã rất lâu Tiểu Chu không có kinh nguyệt, thường xuyên bị đau bụng. Bác sĩ yêu cầu Tiểu Chu thử thai bằng que thử, nhưng trong lòng bác sĩ lại nghĩ: “Không có vấn đề (không có thai) và sẽ kê thuốc cho bệnh nhân”.
Cô gái 21 tuổi thường xuyên đau bụng, không có kinh nguyệt, đi khám bác sĩ chẩn đoán... sắp sinh
Khi bác sĩ Thi Tuấn Vũ chuẩn bị gọi bệnh nhân tiếp theo, anh rất ngạc nhiên khi thấy trên que thử thai có “hai vạch”, nên vội vàng hỏi Tiểu Chu: “Bạn có thai, bạn không biết sao?”. Tiểu Chu trả lời với biểu cảm rất sửng sốt: “Tôi không biết, tôi không có. Nửa năm nay tôi không có sống cùng bạn trai, cũng không quan hệ”. Vì muốn chắc chắn, bác sĩ đã sắp xếp siêu âm cho Tiểu Chu, nhưng ngay khi đầu dò siêu âm được đặt lên bụng Tiểu Chu, hình ảnh khiến bác sĩ choáng váng: “Tôi nhìn thấy không phải là một phôi thai có nhịp tim, mà là một thai nhi rất lớn”.
Bác sĩ Thi Tuấn Vũ suy đoán, bào thai của Tiểu Chu đang mang đã 8, 9 tháng. Điều đáng ngạc nhiên hơn, trong quá trình mang thai, thai nhi có hoạt động và thỉnh thoảng có những cơn đau bụng, nhưng Tiểu Chu cho rằng đó là do dạ dày có vấn đề, thậm chí có khi cô rất đói. Bác sĩ rất ngạc nhiên nói: “Tôi chưa từng gặp qua tình huống này”. Sau đó, bác sĩ Thi sử dụng máy đo nhịp tim của thai nhi, xác nhận rằng tử cung của Tiểu Chu đã bắt đầu co bóp, đó thực sự là một cơn đau giả trước khi sinh.
Bác sĩ Thi Tuấn Vũ chưa từng gặp trường hợp nào có thai 8, 9 tháng mà không biết
Cô gái sau khi biết mình có thai, cô đã rất sợ hãi và hỏi bác sĩ: “Tôi có thể phá được không”, Tiểu Chu không nhận thức được rằng thai nhi đã 8, 9 tháng tuổi là có thể chuẩn bị sinh. Bác sĩ Thi Tuấn Vũ khẳng định: “Không thể được, bạn sắp sinh em bé rồi”. Cuối cùng, Tiểu Chu vội vàng gọi điện cho chị gái đến để đưa cô về Đài Trung, Đài Loan sinh nở.
Buồng trứng đa nang có thai được không?
Trên lý thuyết, buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ, những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm thấy trên hình ảnh siêu âm buồng trứng) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.
Khi phụ nữ bị hội chứng này, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển nên hàng tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai.
Buồng trứng đa nang vẫn có thể có con nếu được điều trị kịp thời
Rất nhiều người bệnh lo lắng hội chứng buồng trứng đa nang sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh. Vậy buồng trứng đa nang có con được không?
Buồng trứng đa nang cũng là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, do đó phụ nữ vẫn có khả năng mang thai một cách tự nhiên. Thực tế nhiều nghiên cứu đã cho thấy không phải trường hợp nào mắc buồng trứng đa nang cũng không thể mang thai, vẫn có những trường hợp mang thai được nếu được điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ Thi Tuấn Vũ: Trường hợp của Tiểu Chu bị buồng trứng đa nang, rất có khả năng cô đã được chữa khỏi, chủ quan trong quan hệ nên dẫn đến tình trạng có thai. Tiểu Chu cho rằng, bản thân tăng cân cũng chỉ vì béo và hoàn toàn không nghĩ đến trong cơ thể đang mang thai nhi. Do đó, khuyến nghị chị em phụ nữ khi có bệnh hoặc thấy kinh nguyệt bất thường cần phải đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời.