Đừng ăn rau luộc kiểu này, cẩn thận không mất hết chất

Ngày 13/06/2020 14:33 PM (GMT+7)

Ăn rau luộc cũng không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Luộc thế nào, ăn ra sao và loại rau nào không nên luộc... là điều người tiêu dùng cần lưu ý.

Việc chế biến không đúng cách có thể khiến rau xanh mất hết chất dinh dưỡng. Có lẽ đó chính là nguyên nhân mà nhiều người, dù ăn rất nhiều rau xanh, nhưng không đạt được kết quả dinh dưỡng như ý.

Luộc rau xong không ăn ngay

Đừng ăn rau luộc kiểu này, cẩn thận không mất hết chất - 1

Rau nấu xong để càng nguội thì càng mất chất dinh dưỡng.

Khi mới vừa luộc xong, rau sẽ ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng nhất nên bạn nên ăn hết ngay.

Nhiều người thường để rau nguội rồi mới ăn nhưng không biết rằng, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ làm mất 25% lượng vitamin, sau 2 giờ mất từ 35 - 47%.

Còn nếu bạn chế biến sẵn, sau đó mới hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Như vậy, bạn không nên để rau qua đêm, giá trị dinh dưỡng trong rau sẽ không còn nữa.

Trong trường hợp không ăn hết thì bạn nên bỏ đi, không nên cho vào tủ lạnh vì đây là cách lưu trữ cực kì nguy hiểm. Khi lưu trữ rau vào tủ lạnh hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite - một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn và gia đình.

Luộc rau quá kỹ

Rau khi luộc to lửa sẽ chín rất nhanh, thậm chí với một số loại rau như rau muống rau khoai, chỉ cần sôi trào một phút là bạn có thể vớt rau ra.

Những món rau "quý tộc" như bông cải xanh tốt nhất là nên hấp, ăn tái. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ quá cẩn thận, sợ rau chín không kỹ nên để quá lâu.

Những loại rau không thích hợp để luộc

Rau bắp cải

Đừng ăn rau luộc kiểu này, cẩn thận không mất hết chất - 2

Bắp cải chứa hàm lượng các vitamin cao nhưng khi luộc các chất dinh dưỡng này có khả năng bị hòa tan trong nước hoặc bay hơi mà không còn được giữ lại trên rau nữa. Bạn có thể chế biến bắp cải thành món xào hoặc salad. Nếu vẫn muốn ăn luộc, hãy cho ít nước và nhớ uống cả canh để không lãng phí những chất dinh dưỡng quý giá.

Các loại rau cải xanh

Công dụng của rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin… Rau cải xanh có tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột – gout...

Do rau cải có chứa nhiều vitamin C nên khi nấu nên dùng phương pháp hấp, xào, hạn chế luộc. Nếu luộc nên cho ít nước. Nếu ăn lẩu, cần phải đậy nắp và khi sôi chín tới thì vớt ra ngay. Bằng cách này sẽ không hủy hoại vitamin C trong rau.

Đừng ăn rau luộc kiểu này, cẩn thận không mất hết chất - 3

Bông cải xanh

Bông cải xanh là "siêu thực phẩm" đối với sức khỏe của con người vì nó cung cấp một lượng lớn các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt,protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C. Tuy nhiên, bạn không nên luộc loại rau này để tránh làm mất lượng vitamin có trong nó. Thay vào đó, hãy chọn cách nướng, hấp hoặc xào để giữ lại tốt đa dưỡng chất quý giá.

Rau dền

Rau dền giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, trị kiết lị do nóng. Rau dền không nên luộc quá chín hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất không tốt cho sức khỏe.

Các loại đậu quả

Đừng ăn rau luộc kiểu này, cẩn thận không mất hết chất - 4

Đậu quả chỉ nên xào, hấp thay vì luộc cho đỡ mất chất. Ảnh minh họa

Tương tự như các loại rau ở trên, các loại đậu quả cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Nếu đem chúng đi luộc, bạn sẽ đánh mất một lượng dinh dưỡng lớn. Do đó, thay vì luộc thì xào, hấp, nướng mới là cách chế biến thích hợp cho các loại đậu quả.

Những sai lầm nguy hiểm khi ăn rau mồng tơi mà ai cũng có thể mắc phải
Mồng tơi luôn được ca ngợi là loại rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy vậy, nếu lạm dụng, loại rau này vẫn có thể gây ra những tác hại không mong...
Theo Minh Khôi (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm