Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào!

Lam Anh - Ngày 21/01/2023 09:00 AM (GMT+7)

Cúng giao thừa là việc không thể thiếu khi thời điểm năm cũ kết thúc, mở đầu một năm mới.

Theo tục lệ xưa của người Việt, cúng giao thừa là việc không thể thiếu khi thời điểm năm cũ kết thúc, mở đầu một năm mới. Việc cúng giao thừa là để đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Cứ hết một năm, vị Thiên binh cũ sẽ giao công việc cho vị Thiên binh mới để cai quản. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Các vị Thiên binh chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Do đó, tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình mà người ta sắm lễ vật, chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa để thể hiện tấm lòng thành kính đôi với các vị Thiên binh. 

Nếu chưa biết cách chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà, các bạn có thể tham khảo mâm cỗ cúng của chị Nguyên Hạnh (Thái Bình). Chị Nguyên Hạnh chia sẻ: "Hàng năm, cứ vào ngày cuối cùng của năm là mình lại tự tay nấu 1 mâm cơm với những món ăn truyền thống để dâng cúng gia tiên với lòng biết ơn và tưởng nhớ cội nguồn. Sau đó thì cả nhà cùng quây quần sum họp bên mâm cơm tất niên để ăn uống, trò chuyện, gác lại mọi bộn bề của năm cũ và đón chào một năm mới với những điều tốt đẹp hơn".

Chị Nguyên Hạnh.

Chị Nguyên Hạnh.

Mâm cỗ cúng giao thừa của chị Nguyên Hạnh gồm 17 món, kể cả cơm. Tuy nhiên tùy theo điều kiện hoàn cảnh, các gia đình làm mâm cỗ sao cho phù hợp, không nhất thiết phải nhiều món, quan trọng là tấm lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên.

Mâm cỗ cúng giao thừa nhiều món của chị Nguyên Hạnh.

Mâm cỗ cúng giao thừa nhiều món của chị Nguyên Hạnh.

Dưới đây là cách làm 1 vài món ăn trong mâm cỗ cúng giao thừa của chị Nguyên Hạnh, các bạn có thể tham khảo.

1. Xôi 4 màu

Xôi màu màu tím: Ngâm gạo nếp với nước lá cẩm tím.

Xôi màu màu vàng: Pha bột nghệ với nước, rồi đổ một phần gạo nếp vào để ngâm. 

Xôi màu đỏ: Gạo sau khi ngâm qua đêm đem bóp đều với thịt gấc cùng một ít rượu trắng cho lên màu đỏ đẹp.

Xôi trắng: Để nguyên màu trắng của gạo, chỉ ngâm với nước bình thường.

Đổ từng loại gạo nếp lên trõ đồ xôi, ngăn lá chuối/hoặc giấy nến giữa các màu. Bật bếp đun lửa lớn, sau khi nước sôi đồ khoảng 30 phút là xôi chín.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 4

2. Chân giò hầm hạt sen

Chân giò làm sạch, chần qua nước sôi. Rán sơ qua lửa lớn. Đổ ngập nước rồi cho táo đỏ, kỷ tử hạt sen, cho gia vị vừa đủ vào hầm nhừ. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi bày ra đĩa rắc rau mùi, hạt tiêu..

3. Thịt đông

Chọn thịt ngon, bì, móng giò thái miếng vừa… luộc sơ, rửa sạch. Ướp mắm, muối, mì chính, hành, tiêu, gừng… 30 phút rồi đun nhừ múc ra bát để tủ lạnh.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 5

4. Gà hấp sả

Cho 1 lớp muối xuống đáy nồi, đến 1 lớp sả, lá chanh, gừng rồi đặt gà lên đun thật nhỏ lửa tầm 30-40 phút tuỳ gà to hay nhỏ. Gà chín chặt bày ra đĩa.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 6

5. Miến nấu mọc

Dùng nước xương hầm và mọc thịt lợn đun sôi cho miến, măng sợi, nấm hương. Nêm gia vị vừa miệng, thêm rau mùi, hành hoa là được.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 7

6. Thịt bò xào măng chua

Phi thơm hành tỏi băm nhỏ. Cho thịt bò vào xào săn, cho cà chua, măng trúc, hành tây vào xào chín. Nêm gia vị, cho hành hoa, rắc ít hạt tiêu là xong.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 8

7. Tôm chiên xù

Tôm bóc vỏ ướp chút muối, mì chính tầm 15 phút cho ngấm. Nhúng tôm qua trứng rồi đến bột chiên giòn, bột chiên xù rồi chiên ngập dầu đến khi tôm chín vàng thơm. Gắp ra đĩa trang trí cùng rau diếp.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 9

8. Giò lụa hoa hồng

Cắt mỏng miếng giò dùng tay cuộn theo từng cánh hoa hồng rồi dùng tăm ghim lại, bày ra đĩa trang trí thêm hoa cà chua.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 10

9. Nem hải sản

Thịt lợn, tôm, nấm hương, mục nhĩ, gốc hành hoa băm nhỏ. Thêm chút muối, mì chính, nước mắm. Cuộn từng cái với bánh đa nem rồi chiên ngập dầu cho đến khi chín vàng giòn là xong.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 11

Các loại giò khác mua sẵn rồi cắt bày ra đĩa.

Giò tai.

Giò tai.

Giò nây.

Giò nây.

10. Bánh trôi gấc

Ruột gấc bỏ hạt xay nhuyễn trộn cùng bột nếp với nước ấm. Ngâm đậu xanh hấp chín, xay nhuyễn thêm đường và sên cho dẻo với chút nước vani. Đun sôi nươcs cho từng viên bánh luộc đến khi bánh nổi lên là chín. Bắc nồi nước khác cho đường đun sôi rồi thả viên bánh vào, thêm chút nước bột năng cho sánh. Dùng vỏ quả gấc cắt thành cái bát để bánh, rắc vừng rang lên cho đẹp.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 14

11. Hành muối

Hành chọn loại củ tươi, nhặt sạch ngâm tro bếp qua đêm Rửa sạch phơi qua rồi ướp muối, đường 2-3 giờ rồi xếp vào lọ sạch. Đun nước sôi để nguội, thêm giấm đổ ngập hành. Để tầm 4-5 hôm là ăn được.

Mẹ đảm Thái Bình gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đầy ắp món ngon, chị em nhanh tay tham khảo nào! - 15

12. Bánh chưng

Chúc các bạn thành công!

Chúc các bạn thành công!

Chỉ còn vài ngày nữa là Tết, nhanh tay làm mứt đu đủ sấy vị chanh leo dẻo ngọt thơm nức đãi khách
Những miếng đu đủ dai dai thơm mùi chanh leo, vị ngọt nhẹ kết hợp cùng vị chua dịu của chanh leo thực sự tạo nên sự khác biệt của món mứt này so với các loại mứt truyền thống khác, ăn hoài mà không ngán. 

Tết nguyên đán

Theo Lam Anh (Ảnh NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán