Sở dĩ sữa đậu nành có thể dùng để dưỡng thực vật là do nguyên liệu của sữa đậu nành có chứa rất nhiều nguyên tố khoáng và nguyên tố nitơ.
3 loại cây này rất thích uống "sữa đậu nành", điều này có thể làm cho lá của cây cối thay đổi. Nó thậm chí còn xanh hơn và có thể phát triển thành từng chùm.
Cách chế biến đậu nành thành phân bón
Sở dĩ sữa đậu nành có thể dùng để dưỡng thực vật là do nguyên liệu của sữa đậu nành có chứa rất nhiều nguyên tố khoáng và nguyên tố nitơ, lại là chất hữu cơ tự nhiên, có thể đẩy nhanh sự phát triển của bốn loại thực vật này. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cây, phòng chống sâu bệnh quanh năm.
Để biến đậu nành thành phân bón, bạn hãy dùng đậu nành tươi cho vào máy xay, cho thêm nước rồi ép đậu nành thành sữa đậu nành. Cứ 10 ngày một lần, bạn hãy dùng sữa đậu nành này tưới cho cây sẽ có tác dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng vứt bã đậu đi mà hãy lấy chúng vùi vào đất thay cho phân bón lót để kích thích cây phát triển.
3 loại cây thích "uống nước đậu nành"
Lan càng cua
Hoa lan càng cua cực kỳ đẹp, hình dáng kỳ lạ cộng với khả năng nở hoa rực rỡ kết hợp với nhau làm cho hoa lan càng cua mang vẻ đẹp rất khác. Lan càng cua có thời gian ra hoa rất lâu, nở nhiều hơn 100 ngày, rất phổ biến với mọi người.
Khi chăm sóc cây, bạn nên nhớ lan càng cua là loài xương rồng nên thân rễ của chúng phải được bảo vệ tại chỗ, đất thường được sử dụng là loại tơi xốp và thoáng khí. Bằng cách tưới nước đậu nành này, lan càng cua có thể phát triển mạnh mẽ và ra nhiều hoa hơn.
Cây lan quân tử
Thói quen sinh trưởng của lan quân tử và lan càng cua thực sự rất giống nhau. Mùa sinh trưởng cao nhất của chúng là vào mùa thu, chúng đều là những cây mọng nước và cũng có thể nở những bông hoa rực rỡ. Thời kỳ ra hoa kéo dài hơn 100 ngày, và việc duy trì hoa nở lâu về cơ bản cũng giống nhau.
Lan quân tử là cây ưa nước nhưng nó vẫn có thể chịu được hạn tốt. Khi chăm sóc cây cần duy trì đất trong chậu ẩm vừa phải. Do đó, một tuần bạn chỉ nên tưới 2-3 lần.
Nếu trời có sương giá hoặc mưa, bạn nên giảm lượng nước tưới và số lần tưới cho cây. Trường hợp không khí quá khô nóng có thể khiến lá cây dễ héo, rễ cây tổn thương và khó hồi phục. Lúc này, bạn nên cấp ẩm giải nhiệt ngay cho cây bằng phun sương hoặc xịt nước lên lá.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Nó có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao khoảng 50 - 60cm.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có xuất thân từ vùng đất khô hạn. Do đó, cây có khả năng chịu hạn rất tốt, thường không ưa nước. Trong quá trình chăm sóc, bạn không nên tưới nước cho cây quá nhiều. Ngược lại, cây chỉ cần được tưới từ 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới cây, bạn nên dùng bình để phun ẩm cho cây.
Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là khoảng 20-30 độ. Trong những ngày mùa đông, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân để cây khỏe mạnh, phát triển. Lân được bón khoảng 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc với vị trí cách gốc khoảng 10cm. Ngoài ra, nước đậu nành cũng có thể bón cho cây 1 tuần/lần để thay cho phân lân.