Chôn thứ này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên như nấm, cây cao tới 1 mét

Hạo Phi - Ngày 27/02/2023 15:05 PM (GMT+7)

Mùa xuân là thời kỳ sinh trưởng cao điểm của cây lưỡi hổ, bạn nên thay chậu, thay đất và bổ sung chất dinh dưỡng để chúng đâm chồi nảy lộc.

Lưỡi hổ có thể được đặt trong phòng khách, trên bàn làm việc hoặc trồng trước cổng nhà, ở ban công,… Không chỉ trang trí nhà cửa, cây lưỡi hổ còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt và mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Cây lưỡi hổ thường cao từ 5-60cm, nổi tiếng có sức sống ngoan cường, dễ trồng và dễ chăm sóc nên được nhiều người ưu ái gọi là “cây bất tử”. Tuy nhiên, có một điểm lưu ý là không nên đặt cây ở nơi tối quá lâu, nếu không các đường vân trên lá sẽ mờ nhạt, lá cây mềm oặt, cây kém phát triển và khả năng thanh lọc không khí của nó sẽ giảm xuống.

Chôn thứ này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên như nấm, cây cao tới 1 mét - 1

Lưỡi hổ phát triển tốt nhất trong môi trường từ 13-14 độ, khi nhiệt độ thấp hơn 10 độ sẽ ngừng sinh trưởng, dưới 5 độ sẽ xảy ra hiện tượng tê cóng. Mùa xuân là thời kỳ sinh trưởng cao điểm của cây lưỡi hổ, bạn nên thay chậu, thay đất và bổ sung chất dinh dưỡng để chúng đâm chồi nảy lộc. Đặc biệt nếu chôn những thứ này vào chậu cây, lưỡi hổ sẽ mọc chồi mới tua tủa, cây có thể cao tới 1 mét.

Phân bánh dầu

Đây là một loại phân hữu cơ phổ biến, có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng bán hoa, cây cảnh. Đây là một loại phân hữu cơ chậm tan, là nguồn cung cấp đạm hữu cơ dễ tiêu cho cây trồng, đồng thời chứa nhiều vitamin, khoáng và vi lượng. Loại phân này giúp đất tơi xốp, ít bị rửa trôi chất dinh dưỡng, từ đó giúp rễ cây phát triển khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng cho cây.

Khi sử dụng, bạn nên pha loãng phân bánh dầu với nước rồi tưới cho cây, như vậy có thể phát huy tác dụng nhanh hơn. 10 ngày dùng một lần, liên tiếp trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy chậu cây lưỡi hổ xuất hiện chồi mới.

Chôn thứ này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên như nấm, cây cao tới 1 mét - 2

Đậu nành

Đậu nành là loại thực phẩm phổ biến mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên đậu nành mốc không ăn được, vứt đi cũng tiếc, bạn có thể ngâm chúng trong nước sạch qua đêm cho nở to gấp đôi (hoặc luộc chín để nguội) rồi ủ trong chai nước khoáng. Sau khoảng 6 tháng đến một năm, nó sẽ phân hủy hoàn toàn. Lúc này, bạn hãy lấy nước và pha loãng để tưới cho cây lưỡi hổ.

Hoặc bạn cũng có thể luộc chín đậu nành, đào lỗ trong chậu hoa, cách xa bộ rễ rồi vùi 3-5 hạt đậu nành xuống, lấp đất lại và tưới nước. Những hạt đậu nành sau đó sẽ phân hủy từ từ, hiệu quả mang lại cũng tương tự.

Phân trùn quế

Bạn không cần phải tốn tiền mua phân trùn quế vì nó có ở xung quanh chúng ta, bạn chỉ cần ra ngoài và nhặt thật nhiều cho vào bao mang về bón cho cây là được. Loại phân này phù hợp với mọi loại hoa, cây cảnh nên bạn hoàn toàn có thể bón cho cây lưỡi hổ.

Trong thời kỳ sinh trưởng của cây lưỡi hổ, hãy rắc phân trùn quế lên bề mặt đất, sau mỗi lần tưới nước có thể phân giải chất dinh dưỡng, thẩm thấu vào đất và thúc đẩy bộ rễ phát triển và kích thích chồi mới mọc lên.

Chôn thứ này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên như nấm, cây cao tới 1 mét - 3

Thuốc aspirin

Aspirin là một loại thuốc rất phổ biến, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Khi thuốc hết hạn, bạn đừng vội vứt chúng đi mà hãy bón cho cây trồng, vì nó có thể điều chỉnh độ chua và độ kiềm của đất.

Cây lưỡi hổ phát triển tốt trong môi trường đất hơi chua, độ pH khoảng 5,5-6 là lý tưởng. Nghiền nát một viên aspirin, pha loãng với một lít nước và tưới cho cây, vừa đảm bảo độ chua cho đất, vừa giúp đất không bị nén chặt, giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cây phát triển tốt, thậm chí có thể cao tới 1m.

Cho thìa dầu vào chậu hoa, một tháng sau hoa nở bung rực rỡ, 10 năm lá không vàng
Những loại hoa thích “uống” dầu có thể kể đến là hoa hồng, lan quân tử, cây trầu bà, cỏ lan chi, cây trường sinh,…

Mẹo vặt vườn tược

Theo Hạo Phi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt vườn tược