Hoa lan rừng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất hiện nay. Không chỉ có vẻ đẹp độc đáo, những cây hoa lan rừng còn ẩn chứa những sự thật thú vị và bất ngờ mà bạn chưa hề biết đến.
1. Có rất nhiều loại hoa lan rừng
Trên thế giới hiện nay đã ghi nhận tới 25.000 loài lan rừng khác nhau. Các loài này có đủ hình dạng, màu sắc, kích thước và phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, có khoảng 140 chi tương ứng với hơn 800 loài lan rừng đang tồn tại. Trong đó tại Đà Lạt, Lâm Đồng là nơi giữ số lượng loài lan nhiều nhất.
Lan rừng có rất nhiều loại khác nhau
2. Hoa lan rừng có tuổi thọ cực cao
Bạn có biết rằng một số loài lan rừng có tuổi thọ cực cao, lên đến cả trăm năm không? Điều đó có nghĩa rằng chúng có thể sống lâu hơn cả tuổi thọ của con người.
3. Hoa lan rừng có thể thích nghi với mọi điều kiện khí hậu
Thực tế, các loài hoa lan rừng ngày nay đều đã được biến đổi để phù hợp với môi trường sống. Ví dụ như ở rừng nhiệt đới Amazon, một số loại lan mọc lá vươn dài và cao để có thể hút ẩm nhiều hơn. Trong khi đó tại một số nơi khô hạn, lan rừng sẽ mọc lá to hơn và có một lớp sáp mỏng bao phủ để cản bớt ánh nắng, giúp giữ ẩm tốt hơn. Do vậy hoa lan có thể mọc được ở bất kỳ chỗ nào, miễn là chúng có thể sống sót.
Lan rừng có thể thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu
4. Hoa lan rừng có kích thước vô cùng đa dạng
Bạn có biết rằng hoa lan rừng nhỏ nhất có thể bé bằng đồng xu hay không. Chúng có thể vô cùng nhỏ bé, nhưng lại có thể rất to lớn và nặng nề. Grammatophyllum là giống lan rừng lớn nhất còn tồn tại với kích thước có thể lên đến 2,5m. Còn Platystele jungermannioides là giống lan nhỏ nhất trên thế giới với hoa có đường kính chỉ vài milimet. Còn lan Hồ Điệp có thể mọc thành từng cụm khổng lồ có kích thước nặng đến hàng trăm kg.
5. Một số loài lan rừng sống ký sinh
Một số loài lan rừng khó có cơ hội để phát triển nên đã biến đổi thành dạng ký sinh, sống nhờ vào thực vật khác để tồn tại. Chúng không thể tự sản xuất đường và carbon dioxide thông qua quá trình quang hợp mà phải phụ thuộc vào việc lấy dinh dưỡng từ loài nấm sống bên trong rễ của chúng.
6. Hoa lan rừng có thể dụ dỗ côn trùng
Nhiều loại lan rừng có thể biến đổi cánh hoa tạo thành hình dạng và màu sắc tương tự với một con ong cái. Điều này sẽ dụ dỗ những con ong đực đến và sẽ đảm bảo cho quá trình thụ phấn của hoa. Cụ thể hơn, loài lan rừng Ophrys apifera thu hút ong đực bằng mùi hương và cánh hoa có vẻ ngoài giống ong cái. Từ đó khi ong đực tiến đến sẽ giúp hoa lan tiếp nhận phấn hoa và thụ phấn cho những cây tiếp theo.
Loài lan rừng có thể biến đổi hoa trông giống như con ong cái
7. Thời gian hoa lan nở vô cùng lâu
Hạt của lan rừng không có nội nhũ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự nảy mầm nhanh chóng như nhiều loài thực vật khác. Do đó hạt sẽ phải sống cộng sinh với nấm trong quá trình nảy mầm, điều này sẽ khiến hạt lan nảy mầm lâu hơn từ vài tuần đến vài năm. Một khi hạt đã nảy mầm và mọc thành cây, thời gian để hoa có thể nở lên đến từ 5-7 năm. Tuy nhiên hoa có thể mọc lại vài lần trong năm tùy theo điều kiện khí hậu.
8. Lan rừng là loài cây mọc ngược
Thay vì mọc thẳng đứng và xòe tán lá như nhiều loài thực vật khác, hoa lan rừng lại mọc chúc xuống phía dưới. Đó là bởi những bông hoa có kích thước lớn và nặng dần theo thời gian khiến cành cây không chịu được và bị uốn cong xuống. Do đó những người trồng hoa lan thường treo chúng lên cao chứ không trồng dưới mặt đất.
Cây hoa lan không hề mọc thẳng mà mọc chúc xuống phía dưới
9. Loài hoa có hạt nhỏ nhất thế giới
Hoa lan rừng là loài thực vật có hạt thuộc diện bé nhất thế giới. Chỉ với một hạt giống duy nhất có thể chứa đựng đến hơn 3 triệu hạt nhỏ hơn ở bên trong. Tất cả những hạt nhỏ này chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi.
10. Thời gian hoa lan nở vô cùng khác biệt
Hoa lan rừng nở hoa với thời gian vô cùng khác nhau. Một số loài lan chỉ nở hoa trong vài giờ rồi tàn, nhiều loài khác có thể nở đến cả tháng. Do đó nếu chơi lan, việc tìm hiểu xem loài lan nào nở hoa lâu và đẹp rất quan trọng.
11. Ý nghĩa tên gọi “phong lan”
Chi Orchids có hoa lan rừng vốn là cái tên bắt nguồn từ Hy Lạp, nó có nghĩa là “tinh hoàn” ý chỉ đến hình dạng bộ phận rễ và củ của cây hoa. Mãi đến năm 1845, thuật ngữ “phong lan” mới được xuất hiện nhằm thay thế cho cái tên ban đầu kia.
Phần rễ và củ của hoa lan rừng trông rất giống bộ phận của nam giới
12. Hoa lan rừng được sử dụng trong công nghiệp
Ngoài việc làm đẹp cho khu vườn và không gian sống, lan rừng được con người sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa, làm gia vị hoặc làm dược liệu trong y học cổ truyền châu Á.
13. Hoa lan rừng có thể bị tuyệt chủng
Loài lan rừng trong tự nhiên muốn phát triển phải phụ thuộc rất nhiều đến khả năng thụ phấn của loài ong. Đó là lý do tại sao có nhiều loài lan tự biến đổi cánh hoa sao cho giống với ong cái nhằm thu hút ong đực đến thụ phấn. Do đó nếu không có loài ong tồn tại, rất nhiều loài hoa trong đó có lan rừng sẽ bị tuyệt chủng.
14. Hoa lan rừng đã tồn tại từ rất lâu rồi
Theo như nhiều nghiên cứu khoa học, loài lan rừng đã có thể xuất hiện trên Trái Đất từ thời cổ đại, khi mà các lục địa vẫn còn dính liền và chưa tách rời nhau như ngày nay. Các dấu vết hóa thạch và khảo cổ trên khắp thế giới đã chỉ ra điều này.
Loài lan rừng đã xuất hiện trên Trái Đất từ rất lâu rồi
15. Hoa lan rừng tạo ra Vanilla?
Với công nghệ ngày nay, con người đã có thể chiết xuất các loài hoa nhằm phục vụ mục đích thương mại của mình. Trong các loài lan rừng, vỏ của loài hoa Vanilla planifolia được con người nuôi trồng và thu hoạch để làm hương vani.