Ai là người tìm ra phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, mang sự sống cho hàng triệu trẻ em trên thế giới?

Ngày 31/10/2022 21:00 PM (GMT+7)

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm không chỉ mang lại hi vọng cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, giúp hàng triệu trẻ em được sinh ra đời mà còn đánh dấu một bước tiến mới trong nền y học hiện đại của nhân loại.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể (trong ống nghiệm). Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF (viết tắt của “In vitro fertilization”, trong đó “in vitro” - “trong kính" ) - là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên vào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh chỉ trong vài giờ đầu. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã mang tới hi vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và giúp hàng triệu đứa trẻ được sinh ra đời.

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã mang tới hi vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và giúp hàng triệu đứa trẻ được sinh ra đời.

Ngày nay, IVF là một phương thức thụ tinh được công nhận, được rất nhiều các cặp bố mẹ sử dụng. Tính đến nay, hàng triệu người trên thế giới đã được ra đời nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản này. Những “đứa trẻ trong ống nghiệm” phát triển bình thường như trẻ sinh nhờ thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, trước đó không lâu, IVF vẫn còn là một công nghệ hoàn toàn mới, gây nhiều tranh cãi và thậm chí còn bị cấm.

Quy trình IVF khởi đầu bằng việc kích trứng ở người phụ nữ. Sau khi đạt yêu cầu, trứng được lấy ra từ buồng trứng của người mẹ hoặc người hiến tặng. Sau đó, tinh trùng được bơm vào các trứng và tạo thành phôi thai. Những phôi thai này được nuôi trong phòng thí nghiệm vài ngày, sau đó một hoặc hai phôi thai khỏe mạnh nhất sẽ được cấy vào buồng trứng của người mẹ hoặc người mang thai hộ. Số còn lại được đông lạnh để có thể sử dụng trong tương lai.

Lần đầu tiên trứng được thu tinh ngoài cơ thể

Năm 1944 lần đầu tiên trứng được thụ tinh ở ngoài cơ thể con người, đánh dấu một bước tiến mới trong nền y học hiện đại. Sự kiện này đã đem lại hi vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, những đứa trẻ có thể chào đời bình thường nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Cũng từ đó thuật ngữ “đứa trẻ trong ống nghiệm” được ra đời.

Năm 1934, Tiến sĩ Gregory Pincus (Hoa Kỳ) thụ tinh thành công cho trứng của thỏ trong phòng thí nghiệm. Ông không dùng tinh trùng của thỏ đực mà áp dụng quy trình sinh sản đơn tính, trong đó lấy trứng của thỏ cái, thụ tinh ép buộc bằng hóa chất rồi chuyển lại vào trong cơ thể con thỏ. Nghiên cứu của ông đã gây nhiều tranh cãi và lo ngại, khiến ông bị Đại học Harvard sa thải. Tuy nhiên, không phải ai cũng xem công trình của Tiến sĩ Pincus là vi phạm đạo đức, một số cho rằng đây là hi vọng.

Tiến sĩ John Rock (trái) và Miriam Menkin (phải) là những người đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Tiến sĩ John Rock (trái) và Miriam Menkin (phải) là những người đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Năm 1938, Tiến sĩ John Rock (bác sĩ phụ sản người Mỹ) đã tuyển dụng cựu kỹ thuật viên của Pincus là Miriam Menkin (nha khoa học người Mỹ). Họ đã dành 6 năm cố thụ tinh cho trứng người trong phòng thí nghiệm nhưng không thành công. Cuối cùng, đến mùa xuân năm 1944, Pincus và Menkin quyết định kéo dài thời gian trứng và tinh trùng ở cùng nhau trên đĩa thí nghiệm, và thụ tinh thành công cho 4 trứng. Tuy nhiên, số trứng này không được chuyển vào cơ thể người.

Năm 1951, Tiến sĩ Landrum Shettles (bác sĩ sản khoa người Mỹ) thực hiện lại thử nghiệm của Pincus và thành công. Ông duy trì được sự sống của trứng đã thụ tinh đến ngày thứ 6 (ngày thông thường phôi thai sẽ bám vào thành tử cung).

Trong khi đó, ở nước Anh, Tiến sĩ Robert Edwards thử thụ tinh IVF với trứng của chuột. Sau khi thành công, ông thử trên trứng người nhưng không có may mắn. Năm 1965, ông tới Mỹ và hợp tác với bác sĩ Georgeanna Jones và thụ tinh thành công cho một trứng người.

Cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là Robert Geoffrey Edwards (27/9/1925 - 10/4/2013) - một bác sĩ, nhà bác học, giảng viên công tác tại Đại học Cambridge, Anh.

Ông từng tham gia phục vụ quân đội và chiến đấu chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi giải ngũ, Edwards theo học tại Đại học Edinburg. Tốt nghiệp xong, ông làm công tác nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Bangor, phía Bắc xứ Walles.

Robert Geoffrey Edwards và đứa trẻ được sinh ra từ ống nghiệm.

Robert Geoffrey Edwards và đứa trẻ được sinh ra từ ống nghiệm.

Năm 1955, Edwards bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài sự phát triển của phôi chuột. Ngay từ lúc đó ông đã tạo ra được vài con chuột từ ống nghiệm. Ba năm sau, tại Viện nghiên cứu y học quốc gia London, bác sĩ bắt đầu tìm hiểu quá trình thụ thai của con người. Khi đào sâu về những thành tựu của nhà khoa học Patrick Steptoe (1913 – 1988) - bác sĩ sản phụ khoa người Anh, Edwards đã đề nghị được cùng hợp tác nghiên cứu về thụ tinh con người từ ống nghiệm. Từ đó hai nhà khoa học làm việc bên nhau đến khi về hưu.

Cùng với Patrick Steptoe, Edwards đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và đã dẫn đến việc ra đời đứa bé đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm Louise Brown vào ngày 25/7/1978. Những nỗ lực cho thụ tinh trong ống nghiệm của họ đã vấp phải không ít sự phản đối lẫn thái độ thù địch từ những người chống đối.

Năm 1968, Edwards và Steptoe đã thành công khi tiến hành ca thụ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên mãi 10 năm sau, ngày 25/6/1978, một cô bé "trong ống nghiệm" mới chính thức ra đời, đó là Louise Brown. Lịch sử y học thế giới đã ghi nhận Louise Joy Brown ở Oldham (Greater Manchester, Anh) là em bé đầu tiên sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Năm 2007, người phụ nữ này cũng sinh con bằng phương pháp mà chính cô được sinh ra.

Louise Brown là con của Lesley và John Brown, 2 vợ chồng đã cố gắng thụ thai trong 9 năm nhưng không thành công vì ống dẫn trứng của Lesley bị tắc nghẽn. Người mẹ đã trải qua quy trình thụ tinh ống nghiệm được phát triển bởi Patrick Steptoe và Robert Edwards. Cô bé Brown sinh ra vào lúc 11h47 đêm 25/7/1978 tại Bệnh viện Đa khoa Oldham, Anh bằng phương pháp sinh mổ, cân nặng 2,6 kg.

Bốn năm sau, em gái của Louise Brown là Natalie Brown cũng chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm và trở thành trường hợp thứ 40 trên thế giới sinh ra nhờ kỹ thuật. Cô gái được ghi vào lịch sử là người đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm và sinh ra tự nhiên vào năm 1999.

Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm vào năm 2010.

Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm vào năm 2010.

Với những đóng góp của mình, năm 2010, Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm được xem là mang tính cách mạng trong lĩnh vực y học sinh sản. Rất tiếc, người đồng phát minh là nhà bác học Patrick Steptoe không được nhận giải vì đã qua đời hai năm trước đó.

Chào đời cùng lúc nhưng bác sĩ lại khẳng định sản phụ không phải sinh đôi, sự thật khiến ai cũng ngạc nhiên
Về lý thuyết, khi một người phụ nữ đang mang thai thì không thể tiếp tục mang thai. Nhưng vẫn có xác suất rất nhỏ phụ nữ đã mang thai vẫn tiếp tục rụng trứng và mang thai thêm lần nữa.

Sinh đôi và đa thai

DH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thụ tinh trong ống nghiệm