Đau bụng kinh: Nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả

Ngày 07/10/2019 18:45 PM (GMT+7)

Đau bụng kinh được gây ra bởi các cơn co thắt tử cung. Đau bụng hành kinh nguyên phát là hội chứng đau bụng thường gặp, còn đau bụng hành kinh thứ phát là do rối loạn ở cơ quan sinh sản.

Đau bụng kinh là gì?

Đây là hiện tượng đau bụng khi sắp có và có kinh nguyệt do các cơn co thắt tử cung mạnh tác động làm vùng bụng dưới đau dữ dội kèm các triệu chứng đau lưng, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt… 

Đau bụng đèn đỏ thường gây đau vùng bụng dưới, sau đó lan sau lưng và xuống hai đùi dẫn đến hiện tượng chuột rút. Tình trạng này sẽ được cải thiện theo độ tuổi và sau khi sinh con.

Đau bụng khi hành kinh hay còn được gọi là thống kinh, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Đau bụng kinh: Nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả - 1

Các cơn đau sẽ bắt đầu trước hoặc bắt đầu kỳ kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Các dạng đau bụng kinh

Đau bụng đến ngày gồm 2 dạng đau bụng hành kinh nguyên phát và thứ phát. Ở mỗi dạng lại đến từ nguyên nhân khác nhau. 

Nguyên phát

Thứ phát

Nguyên nhân

- Không có nguyên nhân

- Những cơn đau sẽ tái phát trở lại vào kỳ kinh sau                                                                                             

- Do rối loạn ở cơ quan sinh sản nữ giới với các bệnh lý như: U xơ tử cung, nhiễm trùng, lạc nội mạc tử cung

Thời gian đau

1 - 2 ngày trước và bắt đầu kỳ kinh

- Xuất hiện trước 1 - 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến khi hết kinh

Độ tuổi thường gặp

- Tuổi dậy thì và kéo dài 2 - 3 năm, sau đó giảm dần

- Phụ nữ đã sinh đẻ, độ tuổi từ 30 - 45. 

Triệu chứng

- Đau bụng dưới, đau lưng, buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy...

- Các cơn đau bụng dưới, đau lưng nhưng không kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng hành kinh thứ phát đến từ nhiều nguyên nhân khác như.

1. Do lạc nội mạc tử cung

Các lớp nội mạc tử cung ở bên trong nhưng lạc ra các vị trí ngoài tử cung như buồng trứng, ống trứng… gây đau.

2. U xơ tử cung

Các khối u hình thành và phát triển trong tử cung gây đau bụng hành kinh.

3. Lạc nội mạc trong cơ tử cung

Các niêm mạc tử cung phát triển thành cơ tử cung.

4. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

 Do viêm nhiễm khuẩn qua đường tình dục gây lên. 

5. Cổ tử cung hẹp

Cổ tử cung hẹp cản trở kinh nguyệt ra ngoài, làm tăng áp suất bên trong tử cung. gây ra các cơn co thắt, đau bụng quằn quại.

Triệu chứng đau bụng kinh thường gặp

Sắp đến hoặc bắt đầu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ có các triệu chứng như:

- Buồn nôn, nôn.

- Chuột rút.

- Đau lưng.

- Đau bụng kinh quằn quại.

- Tiêu chảy.

- Mệt mỏi.

- Đổ mồ hôi, lạnh.

- Tay chân run.

Đau bụng kinh: Nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả - 2

Chị em thường bị đau bụng kinh buồn nôn, mệt mỏi (Ảnh minh họa)

Chẩn đoán và làm các xét nghiệm cần thiết

Khi bị đau bụng kinh dữ dội kèm theo các triệu chứng dưới đây bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán, làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân bệnh.

- Sốt cao trên 38 độ.

- Nôn.

- Tiêu chảy.

- Chóng mặt, ngất xỉu.

- Phát ban, nổi mẩn đỏ.

Làm các xét nghiệm để chẩn đoán 

- Xét nghiệm máu, nước tiểu

- Siêu âm phụ khoa: Kiểm tra các bất thường ở cơ quan sinh dục, không gây đau đớn.

- Nội soi tử cung: Ống soi sẽ được đưa qua đường âm đạo vào tử cung để kiểm tra những bất thường bên trong.

- Gây mê nội soi ổ bụng dưới: Quan sát các cơ quan, sinh thiết mô tế bào.

Các cách điều trị đau bụng kinh hiệu quả

Hiện nay, có nhiều cách chữa đau bụng đèn đỏ hiệu quả, chấm dứt cơn đau nhanh, hoàn toàn và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Bạn có thể tham khảo các cách chữa trị sau đây.

1. Cách điều trị đau bụng kinh theo mẹo dân gian

- Bạn có thể áp dụng và thử các mẹo chữa đau bụng đèn đỏ dưới đây. 

- Chườm nóng, làm ấm bụng

- Đắp gừng tươi

- Uống nước ngải cứu

2. Giảm đau bụng kinh bằng các thực phẩm và đồ uống

Các thực phẩm và đồ uống có tác dụng giảm đau bụng kinh dữ dội bạn nên sử dụng trước kỳ kinh nguyệt 3 ngày như:

- Nước dừa

- Nước ép cần tây

- Nước ấm

- Trà gừng

- Ngải cứu

- Socola

- Chuối

- Trứng gà

- Yến mạch

3. Giảm đau bụng hành kinh bằng cách tập luyện, nghỉ ngơi

Đau bụng kinh nên làm gì để giảm đau hiệu quả, các chị em có thể áp dụng các cách sau:

Trước kỳ kinh

- Tập yoga

- Đi bơi

- Đi bộ

Tỷ lệ phụ nữ thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày ít nguy cơ bị đau bụng kinh hơn phụ nữ ít vận động, ngồi nhiều một chỗ.

Đau bụng kinh: Nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả - 3

Tập yoga giúp giảm đau bụng kinh, chuột rút mỗi kỳ kinh (Ảnh minh họa)

Bắt đầu kỳ kinh nguyệt

- Hạn chế đi lại, vận động nhẹ nhàng

- Tắm với nước ấm

- Massage bàn chân và ngâm chân

- Nằm một chỗ với tư thế thoải mái nhất

- Không sử dụng rượu bia, nước có ga, thuốc lá. 

4. Giảm đau bụng hành kinh bằng thuốc Tây

Bạn có thể dùng thuốc Tây để điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả.

- Thuốc tránh thai hàng ngày, khẩn cấp. Loại thuốc này có chứa estrogen và progesterone giúp giảm nhanh các cơn đau và các triệu chứng như: Buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp...

- Các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen khi bắt đầu ra máu, chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.

- Viên uống vitamin tổng hợp để điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng. 

Lưu ý: Chị em chỉ nên sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, không tự ý uống loại thuốc giảm đau.

5. Giảm đau bụng kinh bằng bài thuốc Đông y

Theo Thạc sĩ, Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung - Chuyên khoa Y học cổ truyền - Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng (Hà Nội) ( https://eva.vn/ba-bau/chuyen-gia-dong-y-tiet-lo-cach-chua-dau-bung-kinh-chi-em-nen-biet-c85a365877.html) các chị em có thể chữa đau bụng đến tháng bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả, giảm nhanh các cơn đau như sau:

Bài thuốc 1

Lấy đọt ngải cứu, trữ ma căn, cây mã đề rửa sạch, phơi cho ráo nước đem sao vàng hạ thổ. Sau đó cho thêm 3 lát gừng tươi, đổ nước vừa vừa đủ sắc trong vòng 30 - 40 phút.

Cách uống: Uống trước kỳ hành kinh 3 ngày.

Bài thuốc 2 

15g gừng tươi, 9g lá ngải cứu non, 2 quả trứng gà. Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ; gừng dập nát. Cho trứng vào luộc chín, sau đó bóc vỏ trứng, cho trứng vào đun với gừng, lá ngải cứu khoảng 5 phút.

Cách uống: Uống nước và ăn trứng gà, mỗi ngày ăn 1 lần và thực hiện cách này trước kỳ kinh 3 ngày sẽ không có hiện tượng đau bụng kinh quằn quại nữa.

Đau bụng kinh: Nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả - 4

Các nguyên liệu để sắc thuốc (Ảnh minh họa)

Bài thuốc 3

100g gạo tẻ, ½ mớ ngải cứu, 50g đường đỏ. Vo sạch gạo, rửa ngải cứu sạch và thái nhỏ bỏ hỗn hợp vào nồi và cho thêm nước, đun khoảng 30 phút. Khi cháo ngải cứu chín, tiếp tục cho thêm đường đỏ vào ninh khoảng 5 - 10 phút. 

Cách ăn: Nên ăn lúc cháo vẫn còn nóng, ngày ăn 3- 4 lần và ăn trước kỳ kinh nguyệt 3 - 5 ngày.

Một số câu hỏi về đau bụng hành kinh

- Đau bụng kinh có gây vô sinh không? Đau bụng dữ dội, liên tục, tháng nào cũng bị kèm theo các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… sẽ hạn chế, giảm khả năng thụ thai có con ở phụ nữ. Khi có dấu hiệu đau bụng đèn đỏ chị em nên chữa trị sớm.

- Đau bụng hành kinh có điều trị được không? Thống kinh nguyên phát và thứ phát đều có thể điều trị được. Vì vậy chị em nên tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh sớm, để có phương pháp điều trị hợp lý.

- Đau bụng kinh phải làm sao? Để giảm, chấm dứt các cơn đau bụng đến tháng hoành hành, chị em có thể áp dụng các cách chữa trị đau bụng trên.

- Đau bụng kinh không nên ăn gì? Bạn nên kiêng đồ cay nóng, đồ lạnh, chất kích thích, vận động mạnh để tử cung giảm co bóp.

- Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau không? Thuốc giảm đau dễ gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt và làm viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bạn nên hạn chế dùng thuốc giảm đau nếu có cần nghe tư vấn của bác sĩ.

Đau bụng kinh nên ăn gì, làm gì và cách chữa hiệu quả như thế nào chị em có thể tham khảo thông tin bài viết trên. Tuy nhiên khi có các triệu chứng đau bụng tới tháng chị em nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả nhất. 

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn nhất để có thai, tránh thai hiệu quả
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là biện pháp tránh thai tự nhiên an toàn và là cách tính thời gian rụng trứng chuẩn xác để có tỷ lệ thụ thai thành công...
Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đau bụng kinh