Thạc sĩ, Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung cho biết, con số chị em bị thống kinh (đau bụng kinh) mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt không phải là ít. Có những người đau với mức độ nhẹ nhưng có phụ nữ đến kỳ là đau dữ dội.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung - Chuyên khoa Y học cổ truyền - Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng (Hà Nội). |
Ths, Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung |
Đau bụng kinh ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người lựa chọn uống thuốc giảm đau hoặc cố gắng chịu đựng.
Chuyên gia đông y sẽ chỉ ra liệu pháp chữa đau bụng kinh các chị em nên biết.
1. Đau bụng kinh (thống kinh) là gì?
Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý xảy ra trước trong hoặc sau ngày hành kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đau bụng kinh xảy ra ở mỗi người là khác nhau và ngưỡng chịu đau của mỗi người cũng khác nhau.
Do vậy có người không cảm nhận thấy đó là đau bụng kinh, có người thấy đau vừa sẽ cố gắng chịu đựng và dùng các biện pháp như chườm nóng, xoa bụng, vận động nhẹ và nghỉ ngơi chờ máu huyết xuất ra sẽ tự hết, có rất nhiều trường hợp chị em sẽ gặp những cơn đau nặng, đau dữ dội.
Thông thường cơn đau sẽ diễn ra vào 1-2 ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt, đau giảm dần khi ra huyết, nhưng cũng có những người đau liên tục, kéo dài cả chu kỳ.
Thống kinh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm trạng người phụ nữ, khiến chị em mệt mỏi, đau đớn, suy nhược cơ thể, đồng thời tính tình trở nên cáu gắt, khó chịu, dễ tủi thân. Cơn đau bụng kinh lặp đi lặp lại cũng khiến các chị em sợ hãi mỗi khi tới gần chu kỳ.
2. Phân loại đau bụng kinh
Đau bụng kinh được phân làm 3 loại bao gồm:
Thống kinh nguyên phát:
Là hiện tượng đau bụng khi hành kinh mà không có nguyên nhân, diễn ra trong chu kỳ kinh có phóng noãn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chưa quan hệ tình dục hoặc chưa sinh con, khởi phát và duy trì ở 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu tiên.
Đau thường xuất hiện trước khi có kinh vài ngày hoặc vài giờ, cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới, đau lan ra thắt lưng, người mệt mỏi vã mồ hôi, mặt mày tái nhợt bởi cơn đau kéo dài.
Một số chị em còn có thể bị tụt huyết áp, chóng mặt, nôn nao, hậu môn có cảm giác khó chịu buồn đi ngoài, tiêu chảy… Sau một thời gian khi chu kỳ kinh đã đi vào ổn định, tình trạng đau sẽ thuyên giảm dần và chấm dứt.
Chị em bị thống kinh nguyên phát còn có thể bị tụt huyết áp, chóng mặt, nôn nao. (Ảnh minh họa)
Thống kinh thứ phát:
Là dạng đau bụng kinh có nguyên nhân thực thể, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã có và duy trì vòng kinh, đã quan hệ tình dục, chưa có con hoặc đã sinh đẻ nhiều lần. Cơn đau giống như thống kinh nguyên phát nhưng có thể xuất hiện trước cả tuần, đau kéo dài hơn đến khi hết kinh và có thể đau vào thời điểm khác trong tháng.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung ở eo tử cung làm cho máu kinh khó thoát ra hay một nguyên nhân phổ biến nhất là lạc nội mạc tử cung khiến máu bị ứ tại những ổ có niêm mạc tử cung lạc chỗ.
Cơn đau giống như thống kinh nguyên phát nhưng có thể xuất hiện trước cả tuần. (Ảnh minh họa)
Thống kinh màng:
Là thể đặc biệt hiện chưa rõ nguyên nhân. Cơn đau xuất hiện từng cơn như đau dọa xẩy thai, khi tống được những mảnh màng to đôi khi in dấu tam giác của buồng tử cung ra ngoài thì cơn đau mới giảm và giảm nhanh.
3. Nguyên nhân phổ biến gây đau bụng kinh
Có thể thấy dù là dạng nào thì việc máu huyết bị ứ trệ trong cơ thể, không thoát ra ngoài bình thường là tác nhân chính gây đau. Khi huyết ứ trong cơ thể gây nên tình trạng đau tức bụng tại thời điểm trước và mới hành kinh.
Do lượng máu lưu thông kém, thoát ra chậm nên bụng trướng căng cứng, đau thành cơn, máu kinh ra ít, màu sẫm, ra huyết cục, khi xoa bụng thấy dễ chịu, khi kinh ra được nhiều thì sẽ đỡ đau.
Nguyên nhân phổ biến gây đau bụng kinh có thể do lượng máu lưu thông kém, thoát ra chậm nên bụng trướng căng cứng, đau thành cơn. (Ảnh minh họa)
Còn khi huyết hư sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược khi hành kinh gây tình trạng bụng đau liên miên, dai dẳng trong và sau quá trình hành kinh, thần sắc nhợt nhạt, đau đầu, choáng váng, khó ngủ, máu huyết nhiều hoặc ít tùy cơ địa nhưng nhạt màu, có thể ra máu kèm theo khí hư, thời gian hành kinh kéo dài.
Do nguyên nhân đó sử dụng thuốc giảm đau trong quá trình hành kinh thì chỉ giúp làm giảm cảm giác đau do thuốc giảm đau tác dụng vào thần kinh trung ương hay ngoại vi, nếu máu vẫn ứ trệ trong cơ thể và cơ thể suy nhược thì cơn đau không thể chấm dứt triệt để, chị em do vậy cứ “đèn đỏ” là lại phải uống thuốc, khiến phụ nữ lo lắng, mệt mỏi trong những ngày này.
4. Cách chữa đau bụng kinh bằng phương pháp Đông y chị em nên biết
Đông y cho rằng thống kinh là đau bụng khi hành kinh. Các y gia trong lịch sử đề cập nhiều đến bệnh nguyên bệnh cơ của chứng thống kinh, thường gặp nhất là (Kim quỹ yếu lược. Tạp bệnh mạch chứng đồng trị ở phụ nữ) có ghi chép " đới hạ, máu kinh bất lợi, bụng dưới chướng đau.
Các y gia trong lịch sử đề cập nhiều đến bệnh nguyên bệnh cơ của chứng thống kinh. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là 6 bài thuốc Đông y chữa bệnh đau bụng kinh cực hiệu quả.
- Bài thuốc 1
Đối với các chị em bị hành kinh không đều, khi hành kinh đau bụng, da vàng bủng và kinh nguyệt không đều, thì chị em lấy lá ngải cứu tẩm giấm thanh nấu trong vòng 3 giờ, hương phụ tứ (còn gọi là cây Cỏ cú, củ gấu ) chế đem 1 phần với đồng tiện, 1 phần với giấm, 1 phần với rượu ngâm 3 đêm sau sao vàng.
Ngãi xanh (Gừng rừng) đem cạo vỏ thái lát ngâm đồng tiện 3 đêm, xuyên quy thì sao rượu. Sau đó giã thành bột mịn, nấu hồ nếp viên lại bằng hạt ngô, ngày uống 2 lần mỗi lần 50 viên.
Cây cỏ cú Tẩm giấm sao để tiêu tích tụ, chữa huyết ứ. (Ảnh minh họa)
- Bài thuốc 2
Những trường hợp Đau bụng trước hoặc sau hành kinh, thì chị em có thể sử dụng bài thuốc với đọt ngải cứu, cây mã đề, trữ ma căn, tất cả đem rang vàng rồi hạ thổ với 3 lát gừng rồi đổ nước vừa đủ sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc 3
Sử dụng đỗ đen 30g, hồng hoa 6g, đường đỏ vừa đủ. Chị em đem đỗ đen vo sạch rang thơm, cho vào nồi cùng hồng hoa, sau đó đổ khoảng 500ml nước, ninh đỗ chín nhừ, lọc lấy nước cho đường đỏ. nen uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Theo lời khuyên của bác sĩ nên uống trong 3 ngày trước kỳ kinh nguyệt.
Sử dụng đỗ đen 30g, hồng hoa 6g, đường đỏ để ninh lấy nước uống. (Ảnh minh họa)
- Bài thuốc 4
Chị em chuẩn bị gạo tẻ 100g, đường đỏ và ngải cứu một loại cây thuốc quý chữa bệnh đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả.
Cách chế biến rất đơn giản, chị em cho gạo vo sạch, rửa sạch ngải cứu thái vụn, cho vào nồi đổ nước xâm xấp, đun trong khoảng 30 phút, sau cùng lấy nước thuốc cho vào ninh cháo, khi chín ăn cháo cùng với đường đỏ. Nên ăn nóng, ngày ăn vài lần. Và ăn trước kỳ kinh 3 – 5 ngày.
Ngải cứu xưa nay là vị thuốc "cứu dỗi" các cơn đau của chị em. (Ảnh minh họa)
- Bài thuốc 5
Kinh nguyệt không đều khi hành kinh đau bụng thì chị em sử dụng xuyên quy, xuyên khung, hy thiêm tẩm rượu sao vàng, bạch thược sau đó đem tán thành bột mịn làm hoàn với mật, sau đó viên bằng hạt ngô sấy khô và sử dụng ngày uống 2 lần sáng chiều sau bữa ăn.
- Bài thuốc 6
Chị em có thể sử dụng bài thuốc từ gừng tươi 15g, lá ngải cứu chọn lá bánh tẻ 9g, trứng gà 2 quả. Ngải cứu rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch đập giập, cho vào 300ml nước, cho trứng gà vào luộc, tới khi trứng chín, bóc vỏ trứng, lại cho vào đun tiếp với dịch thuốc trên trong 5 phút.
Bắc ra uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trước kỳ kinh 3 ngày