Kinh nguyệt là người bạn đồng hành của mỗi chị em phụ nữ nhưng rất nhiều chị em vẫn thắc mắc trước câu hỏi ngày rụng trứng có phải là ngày có kinh không?
Chu kì kinh nguyệt là chuỗi hoạt động sinh lý diễn ra trong khoảng 21-35 ngày (trung bình 28 ngày) bên trong cơ thể người nữ. Đây là cơ sở là nhận biết tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản của một người phụ nữ. Khi kinh nguyệt xuất hiện đồng nghĩa với việc người phụ nữ không có thai.
4 giai đoạn của một chu kì kinh nguyệt
Giai đoạn kinh nguyệt: Nội mạc tử cung của người phụ nữ bị thoái hóa do tác động của hormone progesterone khiến tử cung co bóp và đẩy máu kinh ra ngoài. Hiện tượng chảy máu này còn gọi là hành kinh/ngày đèn đỏ/đến tháng. Giai đoạn này thường kéo dài trong 2-10 ngày, tùy vào đặc điểm cơ thể của mỗi chị em. Khi hành kinh, chị em có thể có triệu chứng đau bụng, nhức mỏi cơ thể đặc biệt là vùng lưng.
Giai đoạn nang noãn: Hormone estrogen tiếp tục tiết ra để duy trì sự hoạt động của buồng trứng và nuôi trứng trưởng thành.
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ có 4 giai đoạn. (ảnh minh họa)
Giai đoạn rụng trứng: Đây là giai đoạn quan trọng trong chu kì kinh nguyệt. Đa số trường hợp, chỉ rụng một trứng duy nhất trong giai đoạn này. Nếu người nữ có quan hệ tình dục với người khác giới, trong khi quan hệ có sự phóng tinh mà không áp dụng biện pháp tránh thai thì rất dễ mang thai.
Giai đoạn hoàng thể: Nếu trứng không được thụ tinh, cơ thể người nữ sẽ mất dần lượng estrogen và progesterone khiến nội mạc tử cung dần dần bị thoái hóa. Việc quan hệ tình dục vào thời điểm này ít có khả năng mang thai vì trứng đã rụng và nội mạc tử cung đã thoái hóa.
Như vậy, hiểu rõ 4 giai đoạn của một chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ, các bạn phần nào đã trả lời cho mình câu hỏi . Xin thưa rằng: ngày rụng trứng không phải là ngày có kinh. Và ngoài ra, bạn có thể tính toán việc quan hệ để có thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai khi biết ngày rụng trứng.
Ngày nào là ngày rụng trứng?
Thông thường, mỗi tháng cơ thể người phụ nữ chỉ có một trứng trưởng thành chín được phóng ra và rụng xuống ống dẫn trứng. Trứng sẽ sống tự do tại đây trong khoảng 1-2 ngày trong khi chờ sự xuất hiện của tinh trùng để thụ tinh.
Như đã nói ở trên kinh nguyệt xuất hiện là bởi trứng rụng nhưng không gặp được tinh trùng từ đó không xuất hiện sự thụ tinh. Trứng rụng là quá trình diễn ra trước, kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra sau. Vậy bạn đã hiểu ngày rụng trứng có phải là ngày có kinh không rồi chứ.
Người ta thấy rằng, trung bình sau khoảng 14 ngày trứng rụng kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Để biết chính xác ngày rụng trứng trong chu kì kinh, người phụ nữ cần theo dõi chặt chẽ các chu kì kinh của mình liên tục từ 3-6 tháng. Nếu chu kì kinh đều mới có thể tính chính xác ngày rụng trứng.
Mỗi tháng cơ thể người phụ nữ chỉ có một trứng trưởng thành chín được phóng ra và rụng xuống ống dẫn trứng.
Dưới đây là cách tính ngày rụng trứng đơn giản, dễ hiểu giúp chị em chủ động xác định được ngày nên quan hệ vợ chồng để mang thai và ngược lại có thể tìm ra ngày an toàn để quan hệ nhưng tránh mang thai.
Cách tính này chỉ phù hợp với chị em có vòng kinh đều, thời gian rụng trứng hàng tháng ổn định. Những người mắc các bệnh phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt không nên áp dụng phương pháp này.
Công thức:
+ Ngày trứng rụng và dễ thụ thai tính gọi là R; R =X-14.
+ X là chu kì kinh nguyệt hàng tháng
14 là số ngày hình thành nang mạc trước khi trứng rụng
+ Ngày bắt đầu khả năng mang thai: R-6
+ Ngày kết thúc khả năng mang thai: R+4
VD: Bạn có chu kì kinh 30 ngày, X=30.
+ Ngày rụng trứng của bạn R=30-14=16
+ Ngày bắt đầu khả năng mang thai: 16-6=10
+ Ngày kết thúc khả năng mang thai: 16+4=20
Như vậy, ngày mà bạn có khả năng dính bầu là từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 trong tháng. Các ngày còn lại là ngày an toàn, nếu quan hệ khả năng mang thai rất thấp. Bạn cũng nên nhớ rằng, trứng chỉ tồn tại trong 1-2 ngày trong khi tinh trùng có thể sống từ 3-5 ngày trong tử cung của người nữ. Nếu muốn dễ thụ thai, vợ chồng bạn cần có kế hoạch quan hệ đều đặn trong khoảng thời gian dễ mang thai để xác suất đậu thai cao hơn.