Vợ chồng đều khỏe mạnh, sao lại hiếm muộn?

Ngày 18/10/2024 15:00 PM (GMT+7)

Các thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới và của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy tỷ lệ vô sinh (hiếm muộn) ở Việt Nam ở mức cao, và đáng lo ngại hơn là một nửa trong số đó xảy ra ở các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi.

Bác sĩ Đỗ Tiến Dũng (Khoa Sản, BV Bưu Điện) chia sẻ: “Hàng ngày ở phòng khám chúng tôi gặp không ít trường hợp xin tư vấn vô sinh sau 1-2 năm quan hệ tình dục bình thường mà chưa từng có thai. Loại đi nguyên nhân từ phía người vợ, thì có đến gần một nửa nguyên nhân vô sinh bắt nguồn từ người chồng”.

Trước đây khi nhắc tới vô sinh, người ta chủ yếu nghĩ nguyên nhân đến từ người phụ nữ. Hiện nay khoa học đã chứng minh nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có 40%, 40% từ nam, 20% đến từ cả hai hoặc chưa rõ nguyên nhân.

Trước đây khi nhắc tới vô sinh, người ta chủ yếu nghĩ nguyên nhân đến từ người phụ nữ. Hiện nay khoa học đã chứng minh nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ có 40%, 40% từ nam, 20% đến từ cả hai hoặc chưa rõ nguyên nhân.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới, trong đó 50% số ca mắc nằm ở độ tuổi dưới 30. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng một triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%. Tỷ lệ vô sinh do nam giới chiếm 40%, do nữ giới chiếm 40%, 10% do cả hai vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân. Điều này cho thấy nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn xuất phát từ hai phía cả nam và nữ.

Theo bác sĩ Đỗ Tiến Dũng: Vô sinh (infertility) được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau 1-2 năm chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai.

Vô sinh có thể là do xuất phát từ người vợ hay người chồng hay cả chồng và vợ.

Vô sinh nam chiếm khoảng 40% trường hợp vô sinh hiếm muộn, trong đó bất thường về tinh trùng là nguyên nhân phổ biến nhất. Để xác định điều này thì cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Cụ thể các trường hợp bất thường về tinh dịch đồ có thể gặp như vô tinh, thiểu tinh, tinh trùng dị dạng…, trong đó tinh trùng ít và yếu là một vấn đề hay gặp nhất (21%), không có tinh trùng (15%), tinh trùng dị dạng (10%).

Ngoài ra, còn yếu tố toàn thân có thể ảnh hưởng tới yếu tố tinh trùng như:

Bệnh nhân có tiền sử sang chấn (bị thương, xoắn tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ) tăng nguy cơ không có tinh trùng.

Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh lây qua đường tình dục cũng làm tăng nguy cơ bị vô sinh nam.

Hàng năm, ở Việt Nam, ước tính có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh và 50% trong số đó là dưới 30 tuổi.

Hàng năm, ở Việt Nam, ước tính có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh và 50% trong số đó là dưới 30 tuổi.

Tuổi quá cao (sau tuổi 55)

Nhiễm độc (chì, thuốc lá…), dùng thuốc, sức nóng có ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng và khả năng có thai.

Yếu tố liên quan tới tần suất quan hệ, thời điểm quan hệ với phóng noãn.

Một số nguyên nhân khác gồm:

Xuất tinh ngược: Thường xuất hiện sau bệnh lý cổ bàng quang, phẫu thuật ở vùng cổ bàng quang; sau khi cắt tuyến tiền liệt; bệnh nhân đái tháo đường; di chứng của tổn thương tủy sống

Không xuất tinh: Hầu hết nguyên nhân là do tâm thần , đôi khi là do thương tổn tủy sống. - Không tinh trùng do tắc: chiếm khoảng 10% vô sinh nam, nguyên nhân do tắc đường dẫn tinh, tắc ống mào tinh, không có ống dẫn tinh bẩm sinh… Thứ hai là do tinh hoàn, chẳng hạn như suy tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, một số rối loạn nhiễm sắc thể...

Do tắc thứ phát: Chủ yếu là do viêm (tổn thương hầu hết ở giữa mào tinh và ống dẫn tinh, nguyên nhân chính là do các bệnh có thể lây truyền qua tình dục), chấn thương thắt ống dẫn tinh, phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn)

Vô sinh nam do miễn dịch: Vô sinh nam miễn dịch là do xuất hiện kháng thể chống lại tinh trùng. Kháng thể này có thể có trong huyết thanh hoặc trong tinh dịch. Ở phụ nữ có thể phát hiện thấy kháng thể chống lại tinh trùng trong chất nhầy cổ tử cung. Đó là các kháng thể bề mặt. Tự bản thân các kháng thể này không gây vô sinh nhưng khi phối hợp với các yếu tố khác thì gây ra vô sinh. Theo một số nghiên cứu gần đây của bệnh viện Từ Dũ, người ta tìm thấy khoảng 1% số cặp có kháng thể này ở các cặp vợ chồng không bị vô sinh, trong khi tỷ lệ này là 3-15% ở các cặp vợ chồng bị vô sinh, 30% ở những người đã bị nhiễm khuẩn hay có phẫu thuật ở vùng sinh dục, 60% những người đã bị thắt ống dẫn tinh.

Tuy hiện tượng vô sinh tăng, nhưng cùng với sự tiến bộ của y học, đã có rất nhiều biện pháp điều trị căn bệnh này, bao gồm:

Dùng thuốc: thuốc có thể được sử dụng để điều trị một số vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới như mất cân bằng hormone và rối loạn chức năng cương dương

Phẫu thuật: phương pháp phẫu thuật có thể có thể giúp điều trị tắc nghẽn trong ống dẫn tinh hoặc giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn.

Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART) bao gồm tất cả các phương pháp điều trị bệnh vô sinh trong đó cả trứng lẫn tinh trùng đều được sử dụng. Một số phương pháp thông dụng là:

Phương pháp bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung (IUI)

Phương pháp tiêm thẳng tinh trùng vào trứng (ICSI)

Phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF)

Sử dụng tinh trùng hoặc trứng được hiến tặng.

Vợ chồng đều khỏe mạnh, sao lại hiếm muộn? - 3

Khám và điều trị vô sinh càng sớm giúp bệnh nhân tranh thủ được "thời gian vàng", tỷ lệ thành công cao hơn, giảm thiểu những khó khăn và chi phí do điều trị kéo dài

Theo bác sĩ Dũng, vô sinh, hiếm muộn vẫn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp hỗ trợ, can thiệp hiện đại, phù hợp. Do đó, việc đi khám sớm là rất quan trọng và cần thiết để gia tăng cơ hội và hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ cho các cặp đôi.

Theo Đạt Nhi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn - Vô sinh