5 năm làm dâu chỉ lo chửa đẻ, Tết nào nàng dâu cũng ấm lòng về bố mẹ chồng

Thảo Nguyên - Ngày 23/01/2023 12:00 PM (GMT+7)

Làm dâu 5 năm và trải qua 5 cái Tết nhưng mỗi mùa Tết đến em lại thấy ấm lòng và thoải mái vô cùng.

Tính tới thời điểm Tết Nguyên Đán 2023 là cái Tết thứ 5 em về làm dâu nhà chồng. Dù 2 đứa ở chung với bố mẹ và sống chung nhà, ăn chung mâm nhưng mẹ chồng – con dâu chưa có bất cứ va chạm, xích mích. Cũng bởi mẹ chồng em là người sống có lòng lắm.

Thực tế, về điều kiện kinh tế nhà em thua xa nhà chồng. Bố mẹ em là nông dân và ở quê Yên Bái, còn bố mẹ chồng đều làm kinh doanh nên kinh tế khá giả.

Ngày đầu tiên ra mắt nhà chồng, em tự ti lắm. Nhưng ngay phút gặp lần đầu tiên, em đã rất ấn tượng khi bà không chê bai hoàn cảnh mà còn khen em giản dị và thật thà.

Mẹ chồng em là người sống có lòng lắm. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng em là người sống có lòng lắm. (Ảnh minh họa)

Suốt 2 năm 2 đứa yêu nhau, tháng nào bà cũng giục con trai đưa bạn gái về chơi. Có hôm bà  còn sang tận phòng trọ thăm con dâu tương lai và mang cho rất nhiều đồ ăn.

Sau đám cưới, chúng em sống chung với bố mẹ chồng. Vì bận rộn công việc nên sáng nào bà cũng dậy sớm nấu nướng, dọn dẹp. Em biết ý dậy theo và làm cùng. Những lúc ấy bà toàn chỉ bảo và tâm sự hết chuyện nọ chuyện kia. Mẹ con cứ thế mà gần gũi nhau hơn.

Đã vậy, biết con dâu lấy chồng xa nên cứ thỉnh thoảng bà lại bắt con trai tranh thủ cuối tuần đưa em về quê ngoại chơi.

Em về làm dâu tới Tết này được 5 năm. Năm đầu tiên vừa đám cưới xong em xác định sẽ đón Tết nhà nội. Ấy thế mà bà cho 2 vợ chồng em về ngoại ăn Tết từ 29 đến hết mùng 3 Tết. Bà bảo cả năm ở nhà nội rồi, giờ có mấy ngày Tết thì về nhà ngoại cho thông gia đỡ mong.

Tết năm thứ 2 em đang bầu bí con đầu lòng mới được 5 tháng. Mặc dù đón Tết nhà nội nhưng bà không cho em làm bất cứ việc gì. Mọi việc trong nhà bà đều một tay làm hết. Ai đến cũng bảo bà chiều con dâu nhưng bà vẫn bênh chằm chặp.

Tết năm thứ 3, vợ chồng em lại được về quê ngoại đón Tết. Mấy ngày trước Tết, vợ chồng em biếu bà 20 triệu tiêu Tết thì bà trả lại. Bà bảo mang về biếu ông bà thông gia vì ở quê nhiều thứ còn khó khăn hơn. Phần bà cứ thấy các con hạnh phúc, hiếu thảo thì đã là món quà Tết lớn nhất rồi.

Tết năm thứ 4, biết công việc của 2 con bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, mẹ chồng còn cho 2 con thêm 15 triệu tiêu Tết. Bà còn sắm hết quà Tết để con dâu mang về biếu thông gia.

Sang năm thứ 5, em lại bầu bí lần 2 được 7 tháng nhưng vẫn thon gọn và nhanh nhẹn lắm. Sáng mùng 1 Tết, em đặt chuông đồng hồ dậy lúc 5h30 sáng để cùng bà làm mâm cơm cúng ngày đầu năm. Vừa thấy em lạch cạch mở cửa xuống bếp, mẹ chồng đã bảo:

“Con ở trong bếp rửa rau quả giúp mẹ chứ không cần nấu nướng hay phải bê đồ đi lại các tầng. Bà bầu lên xuống cầu thang quá nhiều không tốt cho mẹ và thai nhi. Cứ làm việc lặt vặt đó, còn lại mẹ tự làm hết, không phải lo. Xong việc con cứ vào trang điểm, cho con Bông ăn diện đi chúc Tết họ hàng cho thảnh thơi”.

Nghe bà dặn mà em ấm lòng lắm, cảnh làm dâu của em trộm vía sung sướng thế đấy. (Ảnh minh họa)

Nghe bà dặn mà em ấm lòng lắm, cảnh làm dâu của em trộm vía sung sướng thế đấy. (Ảnh minh họa)

Suốt mấy ngày Tết vừa rồi, em cứ leo lên các tầng lấy đồ là bị bà nhắc đi xuống hoặc nhắc bước từ từ, cẩn thận, tránh bước hụt bậc thang kẻo trượt chân dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Bà dặn:

“Leo cầu thang đôi khi tốt cho bà bầu nhưng nhiều khi cũng không tránh khỏi các trường hợp ngoài ý muốn. Do đó không nên leo cầu thang hoặc cần phải hết sức cẩn thận, chú ý khi lên xuống đấy biết không”.

Nghe bà dặn mà em ấm lòng lắm, cảnh làm dâu của em trộm vía sung sướng thế đấy. Nhưng em thấy bà cẩn thận quá, đang bầu leo cầu thang có cần thiết phải quá chú ý như mẹ chồng em nhắc không. Mẹ bầu leo cầu thang thì cần chú ý gì ạ?

Những lưu ý cho mẹ bầu khi leo cầu thang

Mẹ bầu vốn có trọng lượng cơ thể tương đối nặng, khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống và tăng độ ma sát giữa các khớp, dễ gây đau lưng và nhức mỏi đầu gối, đặc biệt là lúc đi xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương cao hơn gấp ba lần so với bình thường. Hơn nữa trong lúc leo cầu thang, vùng bụng sẽ thu nhỏ lại, bụng bầu chịu thêm áp lực gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi.

Leo thang bộ tuy tốt cho bà bầu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi các trường hợp ngoài ý muốn. Do đó mẹ bầu không nên leo cầu thang quá sức, cần chú ý điều sau:

- Mỗi lần leo cầu thang không được leo quá nhiều bậc.

- Bà bầu leo cầu thang chỉ như tập luyện thể dục, không được leo quá sức mình, khi nào thấy cơ thể mệt mỏi thì cần dừng lại. Tốt nhất mỗi lần lên xuống cầu thang không nên đi quá 4 tầng để tránh gây áp lực lên cột sống và vùng bụng.

- Không mang theo những vật nặng khi lên xuống cầu thang. Bà bầu mang vác vật nặng khi leo cầu thang sẽ tăng áp lực lớn lên phần bụng, dễ dẫn tới sinh non, sảy thai...

- Lên xuống cầu thang tuyệt đối không vội vàng mà cần bước từ từ, cẩn thận, tránh bước hụt bậc thang và trượt chân dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

- Thường xuyên bám vào tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng cho cơ thể.

- Tránh nói chuyện điện thoại trong lúc lên xuống cầu thang để không mất tập trung.

Mẹ bầu 36 tuần trèo ghế cao thắp hương ngày Tết ngã dập bụng phải mổ cấp cứu vì bong rau non
Bà bầu có được thắp hương không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi ngày Tết đang đến gần.

Tết nguyên đán

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán