Anh tôi mất, mẹ đuổi chị dâu đi, 3 năm sau viếng mộ gặp con dâu cũ, bà lảo đảo muốn ngã

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 09/12/2022 00:00 AM (GMT+7)

Sau đó nghe đâu chị ấy đến nương nhờ một người bạn thân. Ba năm qua, gia đình tôi cũng không biết tin tức gì của chị nữa.

Nghe audio
0:00
0:00

Anh trai tôi qua đời cách đây 3 năm vì một tai nạn thương tâm. Cả nhà đau đớn đến chết lặng. Thời điểm ấy anh vừa lấy vợ được 2 năm, vẫn chưa có con. 

Vốn mẹ không ưng ý chị dâu ngay từ đầu, vì bà cho rằng chị không xứng với con trai mình. Hai năm chung sống cũng chẳng vui vẻ gì, bà luôn không hài lòng về con dâu. Thời điểm anh tôi qua đời, bà nhìn chị dâu lại càng chướng mắt. Lúc này anh không còn, thực tế mà nói chị dâu chẳng còn quan hệ gì với nhà tôi cả. 

Chị dâu tôi lúc đó đang nghỉ việc ở nhà, bố mẹ chị ở dưới quê, gia cảnh cũng khó khăn, nói chung chị không có nơi nương tựa. Nhưng vì mẹ tôi có thành kiến với chị nên không cho chị ở lại thêm ngày nào, bà bắt chị phải dọn đi ngay lập tức. 

Lúc này anh không còn, thực tế mà nói chị dâu chẳng còn quan hệ gì với nhà tôi cả. (Ảnh minh họa)

Lúc này anh không còn, thực tế mà nói chị dâu chẳng còn quan hệ gì với nhà tôi cả. (Ảnh minh họa)

Chị dâu chẳng thể mặt dày ở lại, sau đó nghe đâu chị ấy đến nương nhờ một người bạn thân. Từ đó gia đình tôi cũng không biết tin tức gì của chị nữa.

Hôm qua là ngày giỗ của anh trai, tôi đưa mẹ tới viếng mộ anh. Khi chúng tôi đến đó thì gặp một người phụ nữ ở đấy, chúng tôi giật mình nhận ra đó là chị dâu cũ. Bảo sao hai năm trước đều thấy hoa và lễ trên phần mộ của anh trai, chắc chị ấy đến nhưng chúng tôi không gặp được.

Song điều đáng nói là đứng bên cạnh chị dâu còn có một đứa bé cỡ 2 - 3 tuổi. Mẹ tôi loạng choạng đứng không vững khi phát hiện khuôn mặt bé trai ấy giống anh tôi đến 6 phần! Độ tuổi của đứa bé lại trùng khớp với thời điểm chị dâu rời khỏi nhà tôi. 

"Cháu… cháu của bà… thằng bé là con của chồng con phải không?", mẹ tôi vội chạy đến ngắm nhìn thằng bé rồi lắp bắp hỏi chị dâu cũ. 

"Đứa bé này là con của cháu, không liên quan gì đến gia đình bác hết", chị dâu cũ trả lời rồi nhanh chóng bế thằng bé đi mất. 

Tôi tinh ý nhận ra chị ấy không hề phủ nhận việc thằng bé là con của anh tôi. Chị chỉ nói đó là con mình, không liên quan đến nhà tôi mà thôi, ý là không muốn cho gia đình tôi nhận cháu vì vẫn còn giận chuyện khi trước mẹ đuổi chị đi. 

Lúc ấy chị có biết mình đã mang thai không, sao không nói rõ với mẹ? Nếu bà biết chị có thai thì chắc chắn chẳng bao giờ để chị đi. 

Bây giờ nhà tôi muốn tìm cách xét nghiệm ADN quan hệ của thằng bé với anh tôi. Khi có chứng cứ rõ ràng, nhà tôi  dễ bề nói chuyện, thương lượng với chị dâu hơn. Mẫu tóc của anh tôi, mẹ vẫn giữ lại nhưng chị dâu hẳn không dễ dàng cho nhà tôi lấy mẫu tóc của bé. Vậy thì còn cách nào khác ngoài lấy mẫu tóc để xét nghiệm được mối quan hệ huyết thống giữa bé trai và anh tôi? 

Nếu bà biết chị có thai thì chắc chắn chẳng bao giờ để chị đi. (Ảnh minh họa)

Nếu bà biết chị có thai thì chắc chắn chẳng bao giờ để chị đi. (Ảnh minh họa)

Có thể xét nghiệm ADN huyết thống bằng những loại mẫu nào?

Các mẫu xét nghiệm ADN rất đa dạng và có độ chính xác không có nhiều khác biệt như mẫu máu, tế bào bên niêm mạc miệng, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn, xương, răng... Xét nghiệm huyết thống có thể thực hiện ở bất kỳ độ tuổi nào vì hệ gen của con người được thiết lập ngay tại thời điểm thụ thai và thường không thay đổi, thậm chí có thể lấy mẫu vật từ trẻ chưa sinh như nước ối có chứa các tế bào của thai nhi.

- Sử dụng mẫu máu để xét nghiệm ADN là cách thức phổ biến để xét nghiệm huyết thống vì cho kết quả có độ ổn định cao, ADN không bị biến tính và thời gian trả kết quả nhanh chóng.

- Xét nghiệm sử dụng tế bào niêm mạc miệng áp dụng được cho mọi lứa tuổi và có thể thực hiện tại nhà với độ chính xác tương đương các phương pháp khác. 

- Phương pháp dùng mẫu tóc xét nghiệm ADN có hiệu quả tương đương các phương pháp khác, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ có tóc quá mảnh thì không nên thu mẫu tóc vì khó nhổ được tóc có chân tóc. 

- Khi thu mẫu cuống rốn, cần cắt khoảng 1cm cuống rốn khô, sạch, đã rụng.

- Muốn thu mẫu móng tay/ chân cần rửa móng tay, móng chân của người cho mẫu trước khi cắt, sau đó cắt và gộp toàn bộ móng tay và móng chân (tối thiểu đạt 40mg) của một lần cắt định kỳ. 

- Ngoại trừ các tình huống đặc biệt thì không nên thu mẫu nước ối vì trong quá trình chọc ối có tỷ lệ nhất định gây sảy thai. Việc chọc ối hay sinh thiết này cũng cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tại bệnh viện phụ sản được cấp phép chọc ối. Việc chọc ối chỉ được thực hiện sớm nhất vào tuần thứ 15 của thai kỳ, bác sĩ sẽ chọc ối để lấy 2 - 5ml nước ối dùng cho xét nghiệm.

2 lần sinh con của Lý Thanh Thảo: Lần 1 đi đẻ một mình, lần 2 phải xét nghiệm ADN để chứng minh sự trong sạch
Mãi đến khi con trai thứ 2 chào đời, mọi thứ mới nhẹ nhàng và trọn vẹn hơn với Lý Thanh Thảo. Lần sinh này, cô được chồng Tây vào tận phòng sinh.

Câu chuyện mang thai

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu