Đêm hôm trước, con ốm sốt, tôi thức cả đêm bế con. Sáng hôm sau, mệt quá, tôi không dậy sớm nấu bữa sáng cho chồng như mọi ngày.
Tôi sinh bé đầu được 9 tháng thì phát hiện mình mang thai đứa thứ hai. Chồng tôi là người quyết định tất cả, anh yêu cầu tôi giữ con và nghỉ việc ở nhà chăm sóc gia đình. Từ đó, tôi dần mất đi tiếng nói trong nhà. Tôi không còn là người phụ nữ độc lập, tự chủ về tài chính, mà trở thành một người vợ "ăn bám" trong mắt chồng. Mỗi lần đưa tiền sinh hoạt phí, anh xét nét từng đồng, thậm chí hỏi tôi chi tiêu vào những gì, mua sắm những gì, như thể tôi đang tiêu xài hoang phí vậy.
Mang bầu nhưng tôi cũng chẳng được chăm sóc hay bồi bổ gì. Hằng ngày một mình xoay xở chăm con nhỏ, hết pha sữa, thay bỉm, lại ru con ngủ. Những đêm con sốt, tôi thức trắng bế con, trông chờ một sự giúp đỡ từ chồng, nhưng anh chỉ quay lưng ôm gối ngủ ngon lành. Chẳng những không chia sẻ gánh nặng, anh còn quát:
"Chỉ có việc trông con mà cũng đòi đùn đẩy cho chồng à? Tôi đi làm cả ngày mệt rồi, đêm còn phải ngủ chứ!".
Tôi sinh bé đầu được 9 tháng thì phát hiện mình mang thai đứa thứ hai. (Ảnh minh họa)
Ban ngày, tôi lại quay cuồng với bao nhiêu việc không tên: cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, chăm sóc bố mẹ chồng. Nhiều hôm, tôi mệt lả, chẳng còn chút sức lực nào, nhưng chồng không những không thương, mà còn trách móc:
"Cô đừng có lười. Đừng lấy con làm cớ để trốn việc".
Tôi ức đến nghẹn lòng, nhưng chẳng biết giãi bày cùng ai. Vì quá vất vả nên tôi bị suy nhược cơ thể, ăn uống kém, chán ăn, sụt cân, hay quên. Tôi đưa sổ khám thai có chỉ định rõ ràng của bác sĩ là cần bồi bổ nghỉ ngơi nhưng anh vẫn làm ngơ không một lời hỏi han.
Rồi một ngày, tôi quyết định phải thay đổi. Đêm hôm trước, con ốm sốt, tôi thức cả đêm bế con. Sáng hôm sau, mệt quá, tôi không dậy sớm nấu bữa sáng cho chồng như mọi ngày. Anh bực bội trách móc tôi. Nhưng tôi không cãi lại. Tôi im lặng, nhưng trong lòng đã có quyết định.
Chiều hôm đó, khi chồng đi làm về, anh nhìn thấy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước dọn sẵn. Anh tỏ vẻ hài lòng, còn nói:
"Đấy, phụ nữ ở nhà ăn bám chồng ít nhất cũng phải lo chu toàn việc nhà như thế này".
Nhưng vừa dứt lời, anh thấy một người phụ nữ trung niên từ bếp bước ra. Anh nhíu mày hỏi tôi:
"Ai đây?".
Tôi mỉm cười, điềm nhiên đáp:
"Giúp việc em mới thuê đấy. Từ nay, bác ấy sẽ thay em lo việc nhà. Em chỉ nghỉ ngơi, dưỡng thai thôi".
Chồng tôi tròn mắt, tái mặt hỏi lớn:
"Cô lấy đâu ra tiền mà thuê giúp việc?".
Quá thất vọng về chồng, tôi quyết định phải thay đổi. (Ảnh minh họa)
Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, lạnh nhạt đáp:
"Vàng cưới. Em bán hai cây là đủ trả lương cho bác ấy từ giờ đến lúc em sinh".
Anh càng sốc hơn, mặt đỏ bừng lên, giận dữ nói:
"Sao cô dám...".
Tôi ngắt lời:
"Sao tôi lại không dám? Tôi nói cho anh biết, tôi đã hy sinh vì gia đình, vì anh quá nhiều rồi. Nhưng chưa một ngày nào anh biết thương vợ, trân trọng những hy sinh ấy. Vậy thì việc gì tôi phải tiếp tục hi sinh một cách vô ích? Từ nay, tôi sẽ sống cho bản thân, yêu thương và chăm sóc chính mình. Nếu anh không đồng ý thuê giúp việc, thì một là anh phải xếp thời gian để đỡ đần việc nhà cho vợ, hai là ly hôn. Tôi đã quá mệt mỏi với cảnh sống có chồng cũng như không này rồi!".
Chồng tôi vốn gia trưởng, nhưng cũng hiểu tính tôi. Trước nay tôi không nhiều lời, nhưng một khi đã nói thì sẽ không thay đổi. Nhìn sắc mặt nghiêm túc của tôi, anh không dám làm căng thêm, cuối cùng đồng ý thuê giúp việc. Đồng thời, từ hôm sau, anh cũng bắt đầu để ý và chăm lo cho vợ nhiều hơn trước.
Hướng dẫn phòng tránh tình trạng mẹ bầu bị suy nhược cơ thể
Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, tránh nguy cơ suy nhược cơ thể khi mang thai thì mẹ bầu cần tăng cường hệ miễn dịch, ăn uống khoa học, thăm khám định kỳ và tuân thủ đầy đủ chỉ định từ bác sĩ. Dưới đây là một số gợi ý giúp phòng tránh tình trạng mang thai bị suy nhược cơ thể mà mẹ bầu có thể tham khảo, bao gồm:
Tối ưu chế độ dinh dưỡng:
Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của mẹ và bé. Thai phụ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối giữa các nhóm dưỡng chất bao gồm chất xơ, chất đạm, vitamin, chất đường bột và khoáng chất.
Cụ thể, phụ nữ mang thai nên ưu tiên ăn rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, các loại cá béo, hải sản, thịt nạc gia cầm hoặc gia súc…; hạn chế tiêu thụ món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, nước giải khát đóng chai, nước ngọt có ga….
Trong trường hợp bị nghén hoặc chán ăn, thai phụ cần sớm liên lạc với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng gây suy nhược cơ thể.
Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần: Mất nước có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khiến cơ thể dễ bị suy kiệt, chẳng hạn như giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng độ nhớt của máu, làm giảm chức năng gan / thận…. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe tổng thể, tránh nguy cơ bị suy nhược, thai phụ cần đảm bảo bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Đây là biện pháp giúp mẹ bầu tái tạo năng lượng và duy trì tinh thần tích cực. Qua đó, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ suy nhược cơ thể khi mang thai, mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và dành thời gian ngủ trưa ngắn khoảng 30 phút mỗi ngày.
Vận động vừa sức: Sau khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 (bắt đầu từ tuần thai thứ 13), mẹ bầu nên rèn luyện thể chất nhẹ nhàng bằng cách tập yoga cho bà bầu hoặc đi bộ với tần suất vừa phải. Thường xuyên vận động với cường độ phù hợp sẽ giúp tối ưu quá trình trao đổi chất của cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện tâm trạng hiệu quả. Nhờ vậy, góp phần giúp thai phụ nâng cao sức khỏe tổng thể và hạn chế nguy cơ suy nhược cơ thể.
Duy trì tinh thần thoải mái: Thai phụ cần duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng. Điều này đóng vai trò quan trọng giúp ngăn chặn phản ứng viêm, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu. Nhờ đó, góp phần hạn chế nguy cơ khởi phát các bệnh lý nguy hiểm, bao gồm suy nhược cơ thể khi mang thai.
Tái khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, qua đó bác sĩ kịp thời đánh giá, ghi nhận các dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý kịp thời.