Cứ tưởng ADN sẽ là căn cứ chính xác nhất để xác định quan hệ huyết thống nhưng xem ra không phải lúc nào kết quả xét nghiệm này cũng chính xác.
Câu chuyện phức tạp và đầy gay cấn này xảy ra với cô Lydia Fairchild, 26 tuổi ở bang Washington, Hoa Kỳ. Khi vừa ly thân với chồng cũ, cô thất nghiệp nên quyết định nộp đơn xin hỗ trợ của nhà nước ở bang Washington.
Để đủ điều kiện để nộp đơn, Lydia đã phải cung cấp mẫu ADN của 2 đứa con do cô sinh ra để chứng minh mối quan hệ huyết thống mẹ con. Tuy nhiên khi có kết quả ADN thì đại diện pháp lý khẳng định bằng chứng ADN của 2 con Lydia không có quan hệ huyết thống với cô. Sau đó, họ quy kết Lydia Fairchild đang phạm tội gian lận phúc lợi bằng cách nói dối về mối quan hệ của cô với các con.
Nhận được tin sốc, Lydia đã rất choáng váng và sợ hãi. Cô gọi điện cho bố mẹ và cho cả các bác sĩ sản khoa, những người đã đỡ đẻ cho để xác minh xem có sự nhầm lẫn nào không. Nhưng mọi người đều khẳng định không có chuyện trao nhầm con.
Dù là mẹ của 3 con và không hề lừa dối nhưng nhiều lần xét nghiệm ADN của mẹ vẫn không hề khớp với ADN của các con.
Bà mẹ này thậm chí đã đưa ra bằng chứng hình ảnh về quá trình nuôi dạy con và cha của bọn trẻ cũng xác nhận rằng anh ta có mặt khi Lydia sinh. Thế nhưng những điều này vẫn chưa đủ thuyết phục, vì bằng chứng xét nghiệm ADN vẫn cho thấy ADN của cô không hề khớp với các con.
Bà mẹ này không thể tìm được luật sư đại diện cho mình vì tất cả họ đều từ chối với lý do cô sẽ không bao giờ thắng kiện vì bằng chứng ADN đã nói ra tất cả. Cô phải hầu tòa một mình cho đến khi cô sinh đứa con thứ ba trước sự xác thực của quan chức tòa án. Nhưng lại một lần nữa, ADN của đứa trẻ mới sinh vẫn không khớp với ADN của cô. Tất cả kết quả đều cho thấy cô không phải mẹ ruột của 3 đứa con do mình sinh ra.
Được biết, trước khi Lydia sinh con thứ 3, tòa án đã hoãn vụ án cho đến khi cô sinh đứa con thứ ba xong. Thẩm phán còn yêu cầu một nhân chứng có mặt khi cô sinh em bé thứ 3 này. Mặc dù nhân chứng đã có mặt và theo dõi từ lúc cô sinh cho đến khi các bác sĩ lấy máu của cả Lydia và đứa trẻ để tiến hành xét nghiệm nhưng khi đứa trẻ thứ ba được sinh ra, tòa án tiếp tục tiến hành xét nghiệm ADN khoảng hai tuần sau đó, kết quả xét nghiệm lại một lần nữa cho thấy không có sự tương đồng về di truyền giữa cô và đứa con mới sinh. Thẩm phán một lần nữa vẫn giữ nguyên tuyên bố của mình rằng Lydia đã lừa dối theo một cách nào đó về việc mang thai.
Chỉ đến khi luật sư Alan Tindell, người bị hấp dẫn bởi vụ án kỳ lạ này đã đồng ý đại diện cho cô thì kết quả điều tra mới được thay đổi. Tindell đã điều tra và xác nhận rằng những đứa con là của chính Lydia. Sau nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn và lật lại các vụ án trước đó giống trường hợp của Lydia, luật sư này cho rằng Lydia có hai bộ ADN khác nhau trong cơ thể. Điều này là do trong quá trình mẹ của Lydia mang thai bà đã có sự hợp nhất của hai quả trứng được thụ tinh độc lập ở giai đoạn phát triển rất sớm, được gọi là chimerism.
Mãi sau khi sinh con thứ 3 thì Lydia mới được thẩm phán bác bỏ vụ kiện.
Vì thế, tòa án đã cho phép xét nghiệm ADN của Lydia thêm một lần nữa. Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm do tòa chỉ định bắt đầu lấy các mẫu tóc, da và máu, nhưng tất cả đều cho thấy chúng chỉ có cùng một dòng ADN. Chỉ đến khi lấy một mẫu từ cổ tử cung của Lydia, họ mới tìm thấy ADN (dòng ADN thứ hai) khớp với các con của cô. Nhưng điều tra vẫn chưa kết thúc.
Mẹ của Lydia phải gửi ADN của mình để so sánh và kết quả cho thấy bà chính xác là bà ngoại của bọn trẻ, thẩm phán mới bác bỏ vụ kiện.
Được biết, các trường hợp chimerism được ghi nhận ở những người như Lydia là rất hiếm.