Sau khi đưa con dâu đi đẻ, mẹ chồng đã trách mắng con trai rất nhiều.
Theo khoa học, một thai kỳ đầu đủ sẽ kéo dài 42 tuần. Tuy vậy, thông thường các mẹ bầu sẽ sinh con trong thời điểm từ 38-40 tuần và đứa trẻ như vậy đã được coi là "đủ ngày đủ tháng". Trong trường hợp đã chạm mốc tuần 42 rồi mà mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ cần kiểm tra kĩ càng để xác định xem có nên mổ lấy thai không, tránh để em bé ở lâu trong bụng mẹ lâu hơn sẽ dễ gặp nguy hiểm như trường hợp dưới đây.
Tiểu Hà (23 tuổi, sống tại Hợp Phì, Trung Quốc) kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Sau đó cô chưa kịp đi làm thì đã có "tin vui" nên hai vợ chồng bàn bạc với nhau để Tiểu Hà nghỉ ngơi dưỡng thai, sinh con ra và chăm bé khoảng 1 năm rồi mới đi tìm việc luôn. Tuy vậy, việc Tiểu Hà ở nhà khiến gánh nặng kinh tế đè lên đôi vai của chồng, bố mẹ hai bên thì đều ở quê, không quá khá giả nên không giúp đỡ được nhiều.
Cậy mình khỏe mạnh và muốn tiết kiệm tiền nên Tiểu Hà hạn chế đi khám thai. (Ảnh minh họa)
Ông xã Tiểu Hà cũng là một người rất chịu khó, không chỉ làm việc ở công ty mà còn nhận làm thêm bên ngoài để kiếm thêm tiền lo cho vợ con. Trong khi đó, Tiểu Hà ở nhà thoải mái dưỡng thai, cô cũng có một thai kỳ khỏe mạnh, không ốm nghén hay có vấn đề khó chịu gì. Nhưng cũng chính vì thế mà cô đã ỉ i không đi khám thai đúng định kỳ theo lời dặn dò của bác sĩ. Mặc dù bác sĩ dặn càng về cuối thai kỳ, càng phải chăm đi khám thai thì cô lại muốn tiết kiệm tiền, cộng thêm cơ thể nặng nề, đi lại khó khăn nên hầu như trong tam cá nguyệt thứ 3, thai phụ này không hề đi đến bệnh viện khám một lần nào.
Sắp đến ngày dự sinh, chồng của Tiểu Hà lại phải đi công tác một tháng. Trong khoảng thời gian này, cô cũng không mảy may có ý định đến bệnh viện khám thai. Cho đến khi mẹ chồng Tiểu Hà từ quê lên thành phố để chuẩn bị giúp vợ chồng cô trong lúc sinh nở, khi trò chuyện với cô bà mới giật mình vì con dâu đã mang bầu gần 44 tuần. Bà cho biết mình tính sai nên nghĩ con dâu mới khoảng 37 38 tuần. Nghe đến con số 44, bà lập tức đưa con vào viện.
Tới bệnh viện, nghe gia đình trình bày, bác sĩ kiểm tra rồi đưa luôn Tiểu Hà vào phòng mổ. Vừa mở tử cung của sản phụ, bác sĩ đã gần như muốn ngất xỉu vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Nước ối của bệnh nhân có màu đục, còn thai nhi đã tử vong từ lâu. Nghe tin này, Tiểu Hà khóc ngất: “Tại sao tôi mang thai 10 tháng mà cuối cùng con vẫn chết lưu? Tôi nghe ông bà xưa nói rằng đứa trẻ sinh sau để muộn là đứa trẻ thông minh mà. Tại sao con tôi lại chết?”. Còn chồng của Tiểu Hà vô cùng hối hận vì đã không đưa vợ đi khám thai kịp thời. Anh cũng bị mẹ trách mắng rất nhiều.
Khi mẹ chồng đưa Tiểu Hà đi cấp cứu thì đã quá muộn.
Nhìn cảnh này, ai lại chẳng đau lòng nhưng các bác sĩ cũng chỉ biết thở dài an ủi sản phụ vì cô ấy đã quá thiếu hiểu biết bởi sinh con sau 42 tuần là cực kỳ nguy hiểm. Lý do bao gồm:
1. Nước ối không đủ
Ở tam cá nguyệt thứ 3, lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu sẽ suy giảm dần cho đến khi hết thời kỳ mang thai. Đồng thời, càng về cuối thai kỳ, em bé càng lớn, lượng nước ối cũng sẽ ngày càng ít đi. Sau ngày dự sinh thì chỉ còn một ít nước ối. Thiếu nước ối sẽ làm nhịp tim của em chậm lại. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển dạ sẽ khiến dây rốn bị co thắt, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho thai nhi.
2. Sinh khó vì em bé to
Vì sinh muộn hơn so với ngày dự sinh nên em bé sẽ thuộc dạng to con nặng cân. Điều này khiến cho quá trình sinh nở kéo dài và dễ xảy ra các nguy cơ chấn thương trong khi sinh như gãy xương hoặc chấn thương thần kinh nếu sinh thường.
3. Em bé nuốt phải phân su
Ở trong bụng mẹ quá ngày, em bé có thể đi tiêu phân su ngay trong bụng mẹ, sau đó lại nuốt phải phân su vào phổi dẫn đến các biến chứng về đường hô hấp.
4. Em bé chết lưu
Do nhau thai bị lão hóa nên không thể cung cấp đủ oxy và máu cho em bé, gây ra bất lợi cho sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng này không được phát hiện kịp thời thì tình huống xấu nhất là thai chết lưu có thể xảy ra.
Do đó, càng về cuối thai kỳ, các mẹ bầu càng phải chăm chỉ đi khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của con. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến cử động của thai nhi. Nếu con cử động quá nhiều hoặc quá ít thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Đừng chủ quan kẻo lại hối hận không kịp.