Mẹ chồng tôi không có lương, bao năm sống dựa vào đồng ruộng chẳng bao giờ có tiền tiết kiệm. Vậy nên việc bà mua sữa đắt tiền cho mình uống khiến tôi suy nghĩ lắm.
Phụ nữ sướng khổ nhờ chồng, tôi thấy như vậy vẫn chưa đủ. Tôi không phủ nhận vật chất, tiền bạc rất quan trọng. Nhưng nếu sống trong nhung lụa mà tinh thần héo úa thì cũng chẳng hạnh phúc, sung sướng gì.
Ngày tôi xin phép được lấy Tuấn, cả nhà tôi ai cũng thở dài lắc đầu. Tôi và anh cùng quê, chỉ cách nhau 2 con ngõ nên hiểu khá rõ về nhau. Bố mẹ tôi phản đối đám cưới này vì nhà Tuấn nghèo. Mẹ tôi lắc đầu:
“Nhà mình đã nghèo, con còn làm dâu một nhà nghèo nữa thì biết bao giờ ngóc đầu lên nổi hả con?”.
“Mẹ ơi, nghèo mà thương nhau mới tốt hơn nhiều so với giàu mà khóc cạn nước mắt mỗi đêm chứ ạ. Chúng con yêu nhau, Tuấn rất tốt nên mong bố mẹ ủng hộ cho con”, tôi thuyết phục mẹ.
Ngày tôi xin phép được lấy Tuấn, cả nhà tôi ai cũng thở dài lắc đầu. (Ảnh minh họa)
Hai tháng sau, chúng tôi chính thức thành vợ chồng với một đám cưới nhỏ, chỉ mời dòng họ hai bên.
Tôi về làm dâu nhà anh, cuộc sống cũng chẳng thay đổi nhiều. Hàng ngày hai vợ chồng đi làm tới tối mới về. Mẹ chồng tôi hiền hậu, chịu thương chịu khó nhưng không có việc làm nên sống hoàn toàn nhờ vào con cái. Có lẽ bà biết điều đó nên luôn làm hết việc trong nhà để tôi nghỉ ngơi khi đi làm về.
Một tuần tôi được nghỉ ngày chủ nhật, cuối tuần nào mẹ cũng giục chồng đưa tôi về ngoại chơi hoặc đưa tôi đi ăn uống cho thoải mái tinh thần. Mỗi lần tôi về nhà đẻ, bà đều cắt ít rau bà tự trồng, bắt con gà bà tự nuôi hoặc đưa tôi chục trứng vịt về cho bố mẹ đẻ.
Những thứ đó chẳng đáng là bao nhưng với tôi, nó rất quý. Nó là cả tấm lòng mà mẹ chồng dành cho thông gia. Bố mẹ tôi bây giờ cũng quý và thương mẹ chồng lắm. Thế mới nói, chỉ cần cho đi, tôi tin ắt sẽ nhận lại. Mẹ chồng tôi cho đi sự tử tế thì nhận lại yêu thương.
Khi nghe tin con dâu có bầu, mẹ chồng tôi mừng bảo:
“Phúc đức cho nhà mình. Vậy là mẹ sắp có cháu bế bồng rồi”.
Song thai bước sang tháng thứ 3 tôi bị ra máu dọa sẩy, mẹ chồng lo lắng bắt tôi chỉ được nằm im trên giường. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà mình bà lo liệu hết. Bà động viên tôi:
“Phụ nữ chửa đẻ vất vả không gì sánh bằng. Con phải biết thương yêu lo cho bản thân cũng là lo cho đứa con trong bụng. Các việc khác có mẹ với chồng con làm”.
Nhiều khi nhìn cách bà chăm sóc, chiều chuộng mình, tôi cứ nghĩ tôi không phải là con dâu nữa mà là con gái đẻ của bà.
Nhiều khi nhìn cách bà chăm sóc, chiều chuộng mình, tôi cứ nghĩ tôi không phải là con dâu nữa mà là con gái đẻ của bà. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, từ ngày con dâu mang thai, mỗi tháng mẹ chồng đều mua cho tôi một hộp sữa bầu rất đắt tiền. Tôi hỏi mẹ tiền đâu mà mua nhưng bà chỉ cười bảo:
“Miễn là đồ tẩm bổ cho con, tốn kém bao nhiêu mẹ không tiếc”.
Mẹ chồng tôi không có lương, bao năm sống dựa vào đồng ruộng chẳng bao giờ có tiền tiết kiệm. Vậy nên việc bà mua sữa đắt tiền cho mình uống khiến tôi suy nghĩ lắm. Mãi đến chiều hôm trước, chị hàng xóm sang nhà kể chuyện với tôi:
“Hôm trước chị gặp mẹ chồng em tới giúp việc theo giờ ở nhà người quen chị. Bác ấy kể đi làm thêm để có tiền mua sữa, mua đồ tẩm bổ cho con dâu bầu. Bác bảo chị không được nói cho em biết. Nhưng chị thương bác lại cũng mừng cho em có người mẹ chồng tuyệt vời nên mới kể để em hiểu và trân trọng hơn tấm lòng của Bà dành cho nàng dâu”.
Nghe chị hàng xóm nói mà tôi sững sờ, mắt thì cay xè, ngấn nước, sực nhớ tới việc ngày nào mẹ chồng cũng lấy lý do đi tập thể dục buổi chiều hóa ra là đi giúp việc theo giờ cho người ta để có tiền mua đồ tẩm bổ cho con dâu. Đúng lúc mẹ chồng bưng bát cháo lên, tôi nghẹn ngào liền ôm bà mà chẳng thể cất được lời nào. Đời này tôi đã hạnh phúc viên mãn khi gặp được một người chồng tốt và một người mẹ chồng tuyệt vời. Buồn rằng tôi bầu bí, sức khỏe yếu, thai dọa sảy nên căng thẳng, lo lắng vô cùng. Giờ tôi chỉ mong thai khỏe mạnh tới lúc sinh, để mẹ tròn con vuông, như vậy mới không phụ lòng mong mỏi của mẹ chồng.
Cách xử trí dọa sảy thai 3 tháng đầu
- Dọa sảy thai xảy ra phần lớn là do mẹ bầu bị kiệt sức, suy nhược cơ thể. Do vậy khi bị dọa sảy thai, mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, tránh căng thẳng, vận động nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện một số lưu ý sau để bảo vệ thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ:
- Tập luyện nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể dành 30 phút mỗi ngày đi bộ, tập yoga để khỏe mạnh hơn, giữ được tâm trạng tốt và sinh nở dễ dàng hơn vào cuối thai kỳ;
- Tránh xoa bụng hoặc tự ý thăm khám âm đạo, điều này có thể kích thích cổ tử cung và gây ra sảy thai;
- Tránh quan hệ trong thời điểm này;
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, không ăn các loại thức ăn tái, sống. Mẹ bầu có thể ăn các món ăn dưỡng thai như cháo cá chép, chè hạt sen;
-Không được uống rượu, bia hoặc hút thuốc trong bất cứ tình huống nào;
- Khám thai;
- Sử dụng thuốc hợp lý do bác sĩ chỉ định để giữ được bào thai.