Nghĩ mình đã mãn kinh nên vô tư gần gũi chồng, 3 tháng sau đi khám bác sĩ báo tin có bầu

Ngọc Linh - Ngày 10/08/2022 14:30 PM (GMT+7)

Khi không thấy kinh nguyệt xuất hiện, bà mẹ này nghĩ rằng mình đã bước vào giai đoạn mãn kinh nhưng không ngờ có tin vui.

Khi mới có thai, cơ thể người mẹ sẽ phát ra một vài dấu hiệu để "báo tin". Đó có thể là mất kinh, đau đầu, buồn nôn hay mệt mỏi,... Tuy nhiên đôi khi có những mẹ lại nhầm những dấu hiệu này thành vấn đề khác về sức khỏe như trường hợp dưới đây. 

Chị Trương (49 tuổi, sống tại Hà Nam, Trung Quốc) có một cô con gái đầu lòng 28 tuổi và cũng đã lên chức bà ngoại được gần 1 năm. Cách đây không lâu, chị Trương bỗng cảm thấy người mệt mỏi, nóng bức, khó chịu. Cùng với đó, chị cũng mất kinh nguyệt khoảng 3 tháng. Bà mẹ này nghĩ rằng mình đã bước vào giai đoạn đầu của mãn kinh nên có tâm sự với chồng. Anh động viên chị thoải mái tâm lý, sống vui vẻ với con cháu để nhanh chóng vượt qua những triệu chứng khó chịu này. 

Khi có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, chị Trương nghĩ mình đã chuẩn bị mãn kinh. (Ảnh minh họa)

Khi có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, chị Trương nghĩ mình đã chuẩn bị mãn kinh. (Ảnh minh họa)

Vậy nhưng cô con gái lớn lại nghĩ khác. Trong một lần đưa cháu về chơi với bà ngoại, con gái chị Trương thấy mẹ nôn ọe, người xanh xao thì đặt ra nghi vấn: "Hay mẹ có bầu?". Chị Trương lập tức gạt đi và nói mình đã mãn kinh sao có bầu được. Vậy nhưng nghĩ lại từ lâu hai vợ chồng làm "chuyện chăn gối" cũng không có biện pháp tránh thai nào, chị cũng chột dạ nên đi mua que về thử. Ai ngờ đâu kết quả thử thai lên 2 vạch đỏ chót, đi khám bác sĩ cho biết chị đã mang thai khoảng 14 tuần. Tin này khiến chị Trương hết sức hoang mang. 

U50 đã sắp đến tuổi nghỉ hưu nay lại mang thai, sinh nở, chị vừa lo lắng bản thân gặp biến chứng thai kỳ, vừa ngại cái nhìn từ người ngoài. Vậy nhưng chồng và con gái lại hết sức động viên, hứa sẽ chăm sóc chị kĩ càng trong thai kỳ. Thậm chí con gái chị còn xin phép bố mẹ chồng đưa cả nhà về sống cùng chị Trương 1 năm để tiện chăm sóc mẹ mang thai. Cả nhà đều háo hức chờ đón em bé khiến chị Trương cũng thả lỏng tâm lý hơn. Hiện tại chị đã bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và kết quả kiểm tra định kỳ cho thấy em bé phát triển ổn định, khỏe mạnh.

a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/Phụ nữ/a ở độ tuổi tiền mãn kinh vẫn hoàn toàn có thể mang thai. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh vẫn hoàn toàn có thể mang thai. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nam (Trung Quốc), phụ nữ đang trong thời gian mãn kinh vẫn có thể có trứng rụng do quá trình mãn kinh chưa hoàn toàn xảy ra. Vì vậy khi có trứng rụng thì khả năng thụ thai vẫn diễn ra nên các cặp đôi cần chú ý đến các phương pháp ngừa thai để không mang thai ngoài ý muốn.

Những dấu hiệu mang thai sớm

Như chị Trương chia sẻ, khi cơ thể báo dấu hiệu có thai, chị lại nghĩ rằng mình sắp mãn kinh. Đây cũng là vấn đề của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người mang thai lần đầu. Dưới đây là những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết chị em cần "nằm lòng" để sớm phát hiện "tin vui" và có kế hoạch chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

- Đau ngực: Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến ngực sưng và đau nhức.

- Chậm kinh: Chậm kinh có lẽ là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất giúp bà bầu nhận biết sớm thai kỳ. Khi việc thụ thai hoàn thành, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG và kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra.

- Mệt mỏi: Bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi ngay từ tuần đầu mang thai. Sự mệt mỏi bắt nguồn từ việc người mẹ bị mất một phần năng lượng để cung cấp cho quá trình phát triển của bào thai. Thường thì bà bầu sẽ bớt mệt hơn khi thai được 12 tuần trở đi, lúc này nhau thai đã được hình thành đầy đủ.

- Đầu vú thâm quầng: Khi mang thai, các hormon mà cơ thể tiết ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào biểu bì, từ đó tạo hắc tố xung quanh đầu vú và làm cho vùng da ở đầu vú sẫm màu dần. 

- Đầy hơi, khó tiêu: Táo bón và đầy hơi là những dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Để hạn chế hiện tượng này, bà bầu nên tăng cường bổ sung chất xơ và uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

- Đi tiểu nhiều hơn: Khi mang thai, tử cung phát triển để nuôi dưỡng phôi thai nên sẽ chèn ép vào bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Càng về sau, khi tử cung càng lớn thì bàng quang càng bị chèn ép nhiều nên thai phụ càng phải đi tiểu thường xuyên hơn.

- Nhạy cảm với mùi vị: Dấu hiệu này là một những tín hiệu sớm giúp nhận biết thai kỳ. Một số mùi thường khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn như mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn...

- Buồn nôn: Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn vào buổi sáng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể khi mang thai.

Hết chuyện mua giống Tây để sinh con đẹp, hotgirl ngực khủng lại phát ngôn sốc về chuyện mang thai
Phát ngôn mới của Ngân 98 về vấn đề mang thai, sinh con khiến nhiều người bất ngờ.

Nhân vật mang bầu

Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu