Ở cữ tôi mới nhận ra: Con gái đừng lấy chồng xa, chồng tốt mấy cũng không bằng gần bố mẹ

Thảo Nguyên - Ngày 13/12/2023 18:00 PM (GMT+7)

Giá như ngày xưa nghe lời bố mẹ đẻ lấy chồng gần thì giờ sinh đẻ hay ở cữ, việc gì cũng tiện có nhà nội nhà ngoại cùng chăm, đi lại dễ dàng, nhanh chóng.

Trước đây khi còn con gái, tôi chọn yêu anh chẳng chút nghĩ ngợi dù nhà anh ở cách xa nhà tôi tận 400km. Bố mẹ khi ấy khuyên can nhiều nhưng tôi không nghe. Tôi còn ngây thơ cho rằng, giờ phương tiện đi lại tiện lợi, đường sá cũng dễ đi nên về nhà lúc nào thì về nếu muốn.

Lấy chồng xong, tôi mới thấy những gì bố mẹ nói không sai 1 lời. Khi có bầu và lúc ở cữ tôi mới thấm, là con gái nếu khôn ngoan đừng bao giờ lấy chồng xa vì chồng và nhà chồng tốt đến mấy cũng không bằng được ở gần bố mẹ.

Khi tôi chuyển dạ sinh con cũng không có mẹ đẻ bên cạnh. (Ảnh minh họa)

Khi tôi chuyển dạ sinh con cũng không có mẹ đẻ bên cạnh. (Ảnh minh họa)

Vừa kết hôn xong vài tháng thì tôi có bầu. Mang thai con đầu lòng, mọi thứ đều bỡ ngỡ, lại ở nơi đất khách quê người nên tôi buồn và nhiều lo lắng. Ở nhà chồng, tôi chỉ được mình anh quan tâm, yêu thương chăm sóc còn bố mẹ chồng thì thờ ơ, mặc kệ. Nhưng chồng đi làm ở xa, ít khi về nhà nên hàng ngày ở với bố mẹ, tôi càng cô đơn và tủi thân. Rất nhiều chuyện không chia sẻ được với ai.

Khi tôi chuyển dạ sinh con cũng không có mẹ đẻ bên cạnh. Lúc sinh con, chồng về nhà được mấy hôm rồi cũng lại đi biền biệt. Suốt 1 tháng cữ qua, tôi toàn phải nhờ cậy mẹ chồng chăm sóc. Dù vẫn cơm nước cho con dâu ở cữ ngày 3-4 bữa nhưng những bữa cơm cữ của mẹ chồng nấu lạ lắm. Ngày nào bà cũng cho con dâu ăn thịt lợn rang, trứng luộc với canh rau ngót khiến tôi phát ớn.

Không chịu được cảnh ăn uống ở cữ kham khổ, đơn điệu, tôi nhắc bà thay đổi món thì bà bảo:

“Phải bóp mồm bóp miệng trong ăn uống chút cho con không bị đi ngoài. Ăn uống vô tội vạ để thằng bé đi tướt không thấy tội à?”.

Vì ăn uống như vậy nên tôi dần cảm thấy bị stress sau sinh khi thường xuyên cảm thấy bất ổn, ăn không ngon, ngủ không yên và luôn cảm thấy mệt mỏi. Để thoát khỏi tình trạng này tôi muốn về ngoại ở cữ cho thoải mái nhưng mẹ chồng lạnh lùng:

“Sinh con đầu cháu sớm nên phải ở cữ nhà chồng hết 3 tháng mới được về ngoại. Về ngoại bây giờ để hàng xóm và các cô chú trong họ cười vào mặt nhà này không chăm con dâu và cháu nội à?”.

Tôi than thở với chồng thì anh chỉ biết động viên vợ cố gắng, rồi khi có dịp sẽ đưa mẹ con tôi về ngoại. Tôi thở dài vì biết rõ “có dịp” của anh sẽ lâu và khó thực hiện như nào.

Những ngày ở cữ, mỗi ngày trôi qua tôi càng nhận ra rõ 1 điều, giá như ngày xưa nghe lời bố mẹ đẻ lấy chồng gần thì giờ sinh đẻ hay ở cữ, việc gì cũng tiện có nhà nội nhà ngoại cùng chăm, đi lại dễ dàng, nhanh chóng.

Như tôi đây, chồng tốt và quan tâm mấy cũng không bằng bố mẹ đẻ được, bố mẹ chồng có chăm đến thế cũng không tâm lý bằng bố mẹ đẻ được. Bởi ít có bố mẹ chồng đã thương con dâu như con gái của họ. Chỉ có nhà đẻ là luôn bao bọc, yêu thương. 

Chiều qua ông bà ngoại lại gọi điện hỏi con gái ở cữ thấy thoải mái không. Dù lòng bao ấm ức, tủi thân tôi vẫn phải cố gượng cười tươi bảo chồng thoải mái, được mẹ chồng chăm chu đáo lắm để họ an lòng. Nghe vậy họ rất vui, còn bảo cố gắng tự chăm nhau để 2 tháng nữa về ngoại chơi, ông bà sẽ chăm sóc nốt 3 tháng cữ.

Là con gái nếu khôn ngoan đừng bao giờ lấy chồng xa vì chồng và nhà chồng tốt đến mấy cũng không bằng được ở gần bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Là con gái nếu khôn ngoan đừng bao giờ lấy chồng xa vì chồng và nhà chồng tốt đến mấy cũng không bằng được ở gần bố mẹ. (Ảnh minh họa)

Ông bà ngoại còn bảo đã sửa lại phòng thoáng mát hơn và nuôi cả vườn gà và mấy chục chú chim câu cho con gái mai này về hầm ăn nhiều sữa, bồi bổ sức khỏe... Tôi nghe mà bật khóc rưng rức. Sợ bố mẹ phát hiện, tôi giả vờ đến giờ con tắm để tắt điện thoại nhanh.

Chẳng hiểu sao ở cữ mà tôi cứ thấy buồn, dễ chạnh lòng và thay đổi tâm trạng thế này. Tôi đang lo sợ mình bị stress sau sinh mà không biết. Không biết những biểu hiện của stress sau sinh như thế nào các mẹ nhỉ?

Biểu hiện của mẹ bỉm đang bị stress sau sinh

Stress sau sinh có thể gây nhiều hệ lụy tiêu cực không chỉ đối với sản phụ mà còn ảnh hưởng đến bé con. Vì thế cần phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục. Stress sau sinh thường có những biểu hiện dưới đây mẹ cần phải để tâm:

Luôn cảm thấy lo lắng

Phụ nữ sau sinh thường có suy nghĩ lo lắng nhiều hơn người bình thường. Những lo lắng này thường tập trung vào sự phát triển của con và sự hồi phục sức khỏe của mẹ. Làm sao để bé bú no, ngủ kỹ, con khóc phải dỗ như thế nào… là những gì mẹ luôn phải suy nghĩ.

Những lo lắng này thường xuyên xuất hiện sẽ có thể chuyển thành ám ảnh. Đây là một trong những dấu hiệu cuae stress sau sinh khá nguy hiểm.

Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ luôn cảm thấy bất an, mệt mỏi không thoát ra được dù không thể biết nguyên nhân là gì. Họ dễ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi triền mien, lâu dần gây suy nhược cơ thể. Tâm trạng bất ổn, ăn không ngon, ngủ không yên khiến họ càng ngày càng mệt mỏi hơn.

Rối loạn giấc ngủ

Nhiều mẹ sau sinh dù muốn ngủ nhưng lại chẳng thể chợp mắt mặc dù em bé đang ngủ ngon lành. Đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng stress sau sinh. Hầu hết những trường hợp này sản phụ cảm thấy thao thức khó chìm vào giấc ngủ dù họ có đang phải bận rộn chăm con hay không.

Theo nhiều chuyên gia, tình trạng rối loạn giấc ngủ của những người bị stress sau sinh thường xảy ra từ tuần thứ 8 sau khi sinh em bé.

Mất tập trung

Dấu hiệu nữa của stress sau sinh là sản phụ mất tập trung, khó có thể tập trung vào một việc nào đó dù là làm việc hay thư giãn. Sau sinh, phụ nữ thường ở trong nhà với con, ít ra ngoài nên dễ cảm thấy bí bách, không thoải mái và cũng khó tập trung làm việc gì cả.

Khó gắn kết với con

Thời gian dài mang thai, mẹ luôn mong ngóng đến ngày được gặp con yêu. Thế nhưng, có nhiều yếu tố như áp lực, căng thẳng, stress sau sinh khiến mẹ có suy nghĩ khó gắn kết được với con. Nếu một thời gian dài, mẹ và bé không gắn kết được sợi dây tình cảm thiêng liêng thì mẹ nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để giải tỏa và được hướng dẫn cách cải thiện tình trạng này.

Rối loạn ăn uống

Stress sau sinh có thể khiến mẹ chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc có nhiều trường hợp lại khiến mẹ ăn nhiều hơn so với bình thường. Sự thay đổi hormone, tâm lý có thể khiến mẹ bị rối loạn ăn uống. Nó cũng là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như mất ngủ, lo âu… thì nên đi khám.

Có ý nghĩ tự tử

Nhiều người bị stress nặng còn xuất hiện ý nghĩ tự tử trong đầu. Điều này không chỉ gây hại cho họ mà còn ảnh hưởng đến đứa trẻ. Nếu đã từng có ý định này thì người thân xung quanh cần chú ý hơn đến sản phụ để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.

Ở cữ tôi mới nhận ra: Con gái đừng lấy chồng xa, chồng tốt mấy cũng không bằng gần bố mẹ - 3

Cùng mẹ chồng đi khám thai, thấy bóng dáng quen thuộc ở hành lang bệnh viện tôi khóc đến ngất đi
Khi đang ngồi chờ khám, tôi bỗng nhìn thấy một bóng dáng quen thuộc ở hành lang bệnh viện. Nhìn kỹ, tôi mới phát hiện ra đó chính là bố mình.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu