Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận "phép màu" sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành

Ngày 01/06/2020 06:03 AM (GMT+7)

Sau nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại, chị Nhung lại có bầu một cách tự nhiên - như một phép màu mà ông trời đã ban tặng cho gia đình nhỏ.

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 1

Khung cảnh gia đình rộn tiếng trẻ thơ hiện tại là điều mà 5 năm trước chị Lê Thị Nhung và anh Nguyễn Đình Thanh cùng sinh năm 1990 ở Thanh Hóa không dám nghĩ đến, thậm chí có thể bật khóc ngon lành khi nhắc tới chuyện con cái.

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 2

Em bé Diệu An là thành quả quá trình mong chờ mòn mỏi của hai vợ chồng chị Nhung.

Cuộc hành trình "tìm con" của cặp vợ chồng hiếm muộn ấy đong đầy mọi cung bậc cảm xúc và có những lúc khiến người trong cuộc muốn buông xuôi vì áp lực. Thế nhưng trong lúc hụt hẫng nhất, ông trời đã mang cho chị một món quà bất ngờ, đó là mang bé gái Diệu An đến với gia đình nhỏ. 

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 3

Chị Nhung kể, sau đám cưới vào năm 2015, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ khá thoải mái khi không phải chịu áp lực gì và được hai bên gia đình hết lòng yêu thương, hỗ trợ. Chuyện con cái của vợ chồng Nhung cũng không bị nội - ngoại thúc giục quá nhiều.

Tuy vậy sau gần nửa năm "thả" mà không đậu thai, chị và ông xã bắt đầu có cảm giác mong con. Đem những thắc mắc của bản thân tới bệnh viện tuyến tỉnh kiểm tra, anh chị được bác sĩ thông báo về phía vợ bị 2 hai bên vòi trứng, đa nang.

Để có kết luận chính xác hơn chị Nhung lặn lội ra Hà Nội thăm khám, tại bệnh viện hai vợ chồng được bác sĩ tư vấn làm thụ tin trong ống nghiệm (IVF) để tăng cơ hội thụ thai. Đồng ý sử dụng phương pháp can thiệp IVF, tuy nhiên chị đã thất bại ngay lần đầu chuyển phôi.

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 4

Con chào đời tháng 3/2020.

Sau thất bại lần một, trở về nhà chị lên mạng tìm hiểu về thuốc, đồ ăn để bồi bổ sức khỏe. Năm 2016 hai vợ chồng động viên nhau tới một bệnh viện khác tiếp tục kích trứng để tiến hành IVF. Lần này chị Nhung chuyển phôi 4 lần song tất cả 4 lần đều không thành công.

Thất bại chồng chéo, chị bắt đầu hoang mang về thiên chức làm mẹ của bản thân. Lấy lại tinh thần, chị quyết định dành 1 năm để vừa ổn định lại kinh kế, sức khoẻ và tinh thần vừa đi tìm nguyên nhân thất bại.

Năm 2017-2018 chị Nhung vừa tự làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân thất bại, vừa thăm khám bác sĩ ở bệnh viện quốc tế. Kết quả mẫu bệnh phẩm được gửi từ nước ngoài về cho thấy chị bị dư tế bào miễn dịch niêm mạc dẫn đến khó đậu thai, chưa kể xét nghiệm gen đông máu chị còn được phát hiện bị đột biến gen MTHFR - là một gen có chức năng phân hủy axit folic, tạo ra folate.

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 5

Chị Nhung chia sẻ: “Vậy là cuối cùng 2 vợ chồng cũng biết được nguyên nhân khó có con. Sau khi có kết quả xét nghiệm mình tiếp tục dồn vốn liếng và cả niềm tin vào bệnh viện để làm IVF. May mắn sau nhiều năm trông ngóng thì lần chuyển phôi này mình thành công. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, đến tuần thứ 14 đi khám phát hiện bé đã bị lưu. Mọi thứ sụp đổ trước mắt vợ chồng mình. Lúc đó mình đã nghĩ lẽ nào mình không thể làm mẹ”.

Vì nghĩ thương chồng, biết bản thân mình lại khó có con, chị Nhung đã không ít lần đưa ra các phương án nhằm “giải thoát” cho người bạn đời. Chị nghẹn ngào: “Nhiều đêm, mình trằn trọc không ngủ rồi ứa nước mắt hờn trách ông trời sao lại bất công với vợ chồng mình đến vậy. Khi ấy, mình muốn buông xuôi, chấp nhận làm người phụ nữ không con, từ bỏ ước mơ làm mẹ hoặc vào trại trẻ mồ côi xin con về nuôi. Nhưng, ông xã không đồng ý. Anh chính là người an ủi, chỗ dựa vững chắc để mình bước tiếp tương lai”.

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 6

Một, hai rồi ba năm trôi qua, niềm vui mãi vẫn chưa gõ cửa. Chị Nhung cùng chồng không còn nghĩ nhiều đến chuyện con cái. Lần này vợ chồng cứ thả lỏng cơ thể, tập trung cho cho công việc nhiều hơn. Sau những giờ làm việc chị Nhung trở về nhà tìm hiểu các món ăn tốt cho sức khỏe thì biết đến nhiều loại hạt dinh dưỡng, bằng bàn tay khéo léo chị đã kết hợp tất cả các loại hạt làm món ngũ cốc uống hàng ngày.

Tháng 8/2019, vào một buổi sáng đẹp trời chị Nhung đang ngồi trong nhà bỗng được ông xã kêu: “Vợ thử dùng que thử thai đi”. Và như một phép màu, que thử lên hai vạch, chị đứng tim, bần thần như người mất hồn và không tin vào mắt mình. Vợ chồng chị không dám nói với gia đình, chỉ đến khi chị đi siêu âm con vào tổ an toàn và có tim thai mới chính thức thông báo đến mọi người.

Không giấu được cảm xúc khi nhớ lại thời khắc con về, mẹ 9x nói: “Nói thật, cả mấy tháng tiếp theo vợ chồng mình sống trong cảm giác sung sướng, không thể tin được mình đang mang thai. Vợ chồng lúc nào cũng nói với nhau: “Đúng là kỳ diệu”, mình thấy rõ niềm vui, hạnh phúc của bố mẹ chồng hai bên”.

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 7

Vì trước đó có tiền sử lưu thai, lại đột biến gen có nguy cơ tăng đông máu nên ngoài uống thuốc bổ, đặt thuốc nội tiết, bác sĩ đã chỉ định chị mỗi ngày phải tiêm một mũi thuốc vào cạnh rốn để duy trì thai kỳ. Cả thai kỳ, chị đã phải nén đau đớn để tự tiêm thuốc cho mình.

“Lúc đầu tiêm chưa quen nên hay chọc kim sai vị trí máu ra chảy và thâm nhiều. Khi có kinh nghiệm rồi thì bụng cũng đã chi chít những vết kim cũ. Những lần tiêm xong đau đớn mình chỉ biết nhắm nghiền mắt lại nhịn đau mặc kệ những giọt nước mắt vô thức chảy ra. Nghĩ đến chỉ cần con an toàn thì đau đớn mấy mẹ cũng chịu đựng được. Những ngày thai to việc tiêm vào bụng càng khó và việc chảy máu diễn ra thường xuyên, lúc nào tiêm cũng lo sợ không biết có đâm vào con ở trong không. 38 tuần mang thai mình tiêm khoảng 250 mũi vào bụng. Nghĩ lại thấy các bà mẹ như mình thật phi thường” – mẹ Thanh Hóa tâm sự.

Những tưởng mọi khó khăn chỉ dừng lại ở đó nhưng thai 28 tuần, chị Nhung đi khám và được phát hiện tiểu đường thau kỳ, vậy là chị lại tiếp tục đương đầu những ngày tháng ăn kiêng lại khắt khe hơn.

Do bệnh lý phức tạp nên chị thường xuyên lui tới bác sĩ để được kiểm tra. Dưỡng thai đến tuần 38 chị chủ động mổ bắt em bé. Con gái chào đời nặng 3,1kg khóc to, phản xạ tốt là niềm hạnh phúc vô bờ của toàn thể gia đình.

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 8

Ngày 1/6 trọn vẹn của cặp đôi nhận amp;#34;phép màuamp;#34; sau 5 năm chữa hiếm muộn không thành - 9

Đây là Tết thiếu nhi đầu tiên của bé và cũng là ngày lễ trọn vẹn nhất của bố mẹ sau 5 năm về chung một nhà.

Chị chia sẻ: “Ngày đi sinh con mình không thể diễn tả hết cảm xúc lo lắng, hồi hộp, háo hức, hạnh phúc, mong chờ. Đến khi bác sĩ bế con đến trước mặt mình mới thật sự vỡ oà trong hạnh phúc và thở phào nhẹ nhõm. Cảm ơn con yêu đã đến bên mẹ. Mình còn nhớ lúc đó bác sĩ mổ còn hát bài “Nhật ký của mẹ” tặng mình, có đoạn “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông… Ý nghĩa hơn hết là bé Diệu An đã ra đời và đón cái Tết thiếu nhi đầu tiên của cuộc đời bên bố mẹ, đây cũng là ngày lễ trọn vẹn nhất sau 5 năm mình lập gia đình”.

Giờ đây mỗi khi nằm ôm con nhìn lại quãng thời gian 5 năm qua chị Nhung thấy dù gian nan, vất vả nhưng thật ý nghĩa và đáng trân trọng. Vậy là ngày lễ Quốc tế thiếu nhi 1/6 năm nay tổ ấm nhỏ của gia đình chị Nhung đã tràn ngập tiếng khóc cười em thơ thay vì khoảng lặng trống rỗng 4 năm trước.

Nghén giả vì mong con, thai 23 tuần mẹ Thanh Hóa nghẹn lòng nhìn chồng gục bên phòng cấp cứu
Khi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm không có thai sau thụ tinh ống nghiệm, chị Lê Thị Thắm hụt hẫng và xấu hổ vô cùng vì quá mong con mà đâm ra...
Như Loan - Ảnh: NVCC
Nguồn: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn - Vô sinh