Mặc dù chính là người đề nghị được vào phòng sinh cùng vợ, nhưng khi nhìn thấy quá trình sinh nở đầy máu me, anh chồng lại sợ hãi tới mức ngất xỉu.
Phụ nữ sinh con như bước một chân vào quỷ môn quan, tâm lý lo lắng, hồi hộp, sợ hãi đan xen. Nhiều mẹ bầu yêu cầu chồng vào phòng sinh để cùng đồng hành trong quá trình sinh nở, hy vọng sự có mặt của chồng có thể làm giảm bớt sự căng thẳng. Tuy nhiên, một số ông chồng vào phòng sinh không những không loại bỏ được tâm lý lo lắng của vợ mà còn khiến phòng sinh thêm hỗn loạn, chẳng hạn như trường hợp của anh chồng này.
Chị Tiểu La (sống ở Trung Quốc) và chồng yêu nhau được 5 năm thì tiến tới hôn nhân. Tình cảm của cặp đôi vô cùng mặn nồng, cuộc sống hôn nhân đầy ắp mật ngọt. Sau 1 năm kết hôn, Tiểu La có thai và càng được chồng cưng chiều hết mực, khiến cô cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Cuối cùng, ngày sinh nở cũng tới, Tiểu La bị vỡ ối vào rạng sáng và được chồng đưa tới bệnh viện. Khi tới nơi, chồng cô đề nghị được vào phòng sinh để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho vợ, khiến cô vô cùng cảm động.
Tiểu La bị vỡ ối vào rạng sáng và được chồng đưa tới bệnh viện. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong quá trình sinh con, do nhìn thấy quá nhiều máu, anh chồng đã ngất xỉu ngay tại chỗ vì sợ hãi. Điều này khiến các nhân viên y tế vô cùng hoảng sợ, không biết anh chồng bị làm sao.
Thấy chồng bị ngất xỉu, người vợ đành phải nói với nhân viên y tá: “Tôi có thể chống chịu thêm được một chút nữa, mặc kệ tôi, hãy cứu chồng tôi”. Cuối cùng, Tiểu La hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.
Những tưởng gia đình 3 người sẽ tiếp tục sống hạnh phúc bên nhau nhưng không ngờ thái độ của anh chồng sau đó đã quay ngoắt 180 độ. Anh không còn nghe lời vợ, cũng không chăm sóc vợ chu đáo như trước nữa. Hóa ra, việc tận mắt chứng kiến vợ “vượt cạn” đã vô tình tạo ra một bóng ma tâm lý trong chồng của Tiểu La, khiến anh sợ hãi không còn muốn gẫn gũi với vợ nữa.
Do nhìn thấy quá nhiều máu, anh chồng đã ngất xỉu ngay tại chỗ vì sợ hãi. Ảnh minh họa
Hiện nay, nhiều bệnh viện cho phép người nhà của sản phụ vào phòng sinh để tiện trong việc chăm sóc và động viên người mẹ trong quá trình “vượt cạn”. Người thân đi cùng sản phụ vào phòng sinh thường là chồng hoặc mẹ đẻ, nhưng theo góc nhìn từ chuyên gia thì việc này cũng mang lại nhiều mặt bất lợi.
Theo các chuyên gia, việc cho chồng hoặc mẹ đẻ cùng vào phòng sinh sẽ khiến sản phụ bị phụ thuộc về tâm lý. Họ sẽ kêu ca, phàn nàn nhiều hơn với người thân về cơn đau đẻ, khiến họ càng cảm thấy cơn đau đẻ tồi tệ hơn gấp bội. Tuy nhiên, nếu chỉ có y bác sĩ trong phòng sinh, sản phụ có thể mạnh mẽ và chịu đựng cơn đau tốt hơn.
Ngoài ra, việc để chồng cùng vào phòng sinh cũng gây ra những tác động tâm lý đến chính người chồng và ảnh hưởng ngược lại tâm lý của người vợ. Không ít anh chồng sẽ bị dọa sợ, thậm chí là ngất xỉu giống như trường hợp của chồng chị Tiểu La, sinh ra tâm lý không dám gần gũi vợ.
Trong trường hợp chồng muốn vào phòng sinh, anh chồng đó cũng cần phải cân nhắc tới thể trạng của mình. Nếu mắc bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim thì người chồng không nên đồng hành cùng vợ trong phòng sinh.