Khi mới lấy chồng, tôi cũng nâng lên đặt xuống nhiều lần. Không phải vì chê bai gì ở anh mà vì bố mẹ anh mất sớm, nhà chỉ có mỗi 2 chị em chồng sống.
Chị chồng hơn chồng tôi 5 tuổi nhưng theo chủ nghĩa độc thân, không muốn lập gia đình. Vì thế điều này đồng nghĩa nếu lấy anh, tôi phải chấp nhận sống chung nhà với chị ấy. Dù sợ chị chồng nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết đám cưới.
Thời gian đầu sống chung nhà với chị chồng, tôi hay căng thẳng lắm. Hễ em dâu mắc lỗi là chị nói ngay chẳng kiêng dè gì. Nhiều lần tôi phát khóc vì chị, còn bảo với chồng không thể sống chung nhà với chị ấy. Thậm chí nhiều thời gian tôi muốn trầm cảm vì chị chồng.
Thời gian đầu sống chung nhà với chị chồng, tôi hay căng thẳng lắm. (Ảnh minh họa)
Nhưng chồng luôn ở bên động viên vợ bảo tính chị thế, có gì nói thẳng. Chẳng những nói em dâu, chị còn nói băm bổ em trai. Vì thế dần dần tôi cũng quen, chẳng để bụng những gì chị nói.
Mà thực tế chị chồng đúng như lời anh nói. Có nhiều hôm chị mắng 2 em té tát nhưng vẫn quan tâm lo lắng cho từng ly từng tí. Mắng xong chị cũng vui vẻ bình thường nên tôi không căng thẳng như trước.
Ở với chị chồng, dù chị cũng đi làm công ty như các em nhưng không bao giờ soi mói hay bắt em dâu phải dậy sớm. Chị bảo thích ngủ cứ ngủ thêm, không phải dậy sớm làm gì, việc gì làm được chị sẽ làm, chị em không phải khách sáo.
Mỗi chiều tối đi làm về, chị lại trồng thêm rau trong vườn, chăn nuôi gà vịt. Hàng tháng mọi người đóng tiền ăn như nhau nên mọi thứ rất thoải mái. Chị cũng không bao giờ phiền lụy các em bất cứ chuyện gì.
Nhất là từ lúc em dâu có bầu, chị chồng càng quan tâm hơn. Chị đau đầu nghĩ món ngon làm cho em dâu và cháu ăn tẩm bổ. Gà, chim câu hấp tôi ăn nhiều phát chán, chị dâu lại quay ra làm ruốc, hầm cháo khiến tôi có bầu tăng cân nhanh chóng.
Tháng cuối thai kỳ vào đúng những ngày Hà Nội lạnh giá nên cứ ăn cơm tối xong chị dâu lại giục lên phòng nằm nghỉ. Dù chẳng than thở nhưng chị cứ động viên:
“Cố gắng lên em, mấy nữa sinh rồi sẽ đỡ mệt mỏi nặng nề và đỡ lạnh hơn”.
Hôm vừa rồi tôi đi siêu âm thai lúc 38 tuần, chị dâu ngó ngày dự sinh rồi bảo:
“Em nằm ổ đúng đợt lạnh đấy, phải chuẩn bị hết chăn đệm ấm rồi máy sưởi này kia vào. Bà đẻ không được để nhiễm lạnh”.
Rồi cách đây 2 ngày, chị gọi thương lái vào bán cả đàn gà để thay lứa mới. Ngoài ra chị tích cóp cả tháng lương rồi dúi vào tay em dâu:
“Lương tháng này dành dụm của chị được 11 triệu và đàn gà được 8 triệu, em cầm hết lấy mua cái điều hòa 2 chiều về lắp nằm ở cữ cho thoải mái. Trời ngày càng lạnh, không có điều hòa 2 chiều sao 2 mẹ con chịu được. Gái đẻ yếu như cua lột mà”.
Thương em dâu dự sinh ngày trời lạnh, chị chồng dúi cả tháng lương bảo mua điều hòa 2 chiều ở cữ cho thoải mái. (Ảnh minh họa)
Chị chồng nói như vậy khiến tôi cảm động quá. Thật quá may mắn khi tôi có được người chị chồng tâm lý tuyệt vời. Nhưng không biết sau sinh sản phụ như tôi có nằm điều hòa được không?
Sản phụ sau sinh nằm điều hòa được không?
Sau khi sinh nếu như không được kiêng khem cẩn thận, nghỉ ngơi đầy đủ thì mẹ sẽ rất dễ mắc các bệnh về sau. Nguyên nhân là do sau khi sinh tất cả các cơ quan trong cơ thể người mẹ đều vô cùng mệt mỏi, lỗ chân lông thoáng hơn khiến cho việc bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Khi những lỗ chân lông này thoáng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng gió từ bên ngoài đi vào cơ thể gây ra các hiện tượng như đau nhức, mệt mỏi, ê ẩm toàn thân hay nóng sốt.
Việc nằm điều hòa nhiều các luồng gió nóng lạnh từ điều hòa đẩy ra sẽ khiến các mẹ có khả năng trúng gió nhiều hơn. Mặt khác, trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, thân nhiệt của bé khác với người lớn nên nếu không cẩn thận bé cũng rất dễ bị mắc các bệnh lý như viêm phổi, viêm đường hô hấp… Nói như vậy không có nghĩa các mẹ phải nói không với điều hòa khi ở cữ trong những ngày hè hoặc ngày đông.
Lưu ý khi dùng điều hòa trong thời gian ở cữ
Để việc sử dụng điều hòa trở nên an toàn cho cả mẹ và bé mọi người nên ghi nhớ các thông tin sau:
- Không để gió thổi trực tiếp. Các mẹ có thể điều chỉnh điều hòa sao cho cánh gió đẩy đều sang 2 bên hoặc đẩy theo chiều lên xuống, tránh để gió phả thẳng xuống giường nơi mẹ và mẹ đang nằm.
- Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Các mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 25-27 độ C là hợp lý. Việc để nhiệt độ quá thấp sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các bệnh hô hấp và mẹ cũng dễ trúng gió.
- Vệ sinh quạt gió thường xuyên. Quạt gió là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn nhất, chính vì vậy mọi người nên lưu ý vệ sinh quạt gió thường xuyên để tránh bụi bẩn và giúp không khí trong lành hơn.
- Để cửa thông thoáng. Trong ngày bạn nên chủ động mở cửa phòng một thời gian để trao đổi với không khí bên ngoài.
- Không dùng liên tục. Dù là vào hè song không phải lúc nào thời tiết cũng nắng nóng khó chịu. Vào những thời điểm như sáng sớm, đêm khuya các mẹ nên tắt điều hòa và mở cửa để tận hưởng không khí tự nhiên.
- Giữ ấm cho trẻ. Khi nằm điều hòa các mẹ nên chú ý giữ ấm vùng bụng, vùng ngực cho trẻ để tránh nhiễm lạnh.