Vợ bầu dậy từ 4 giờ sáng làm cỗ giỗ, lại ngồi xổm rửa mấy mâm bát có sao không?

Thảo Nguyên - Ngày 13/04/2024 18:00 PM (GMT+7)

Cùng là phận phụ nữ đi lấy chồng mà sao các chị gái tôi sống ích kỷ quá mọi người ạ.

Quen và yêu nhau tận 5 năm mới kết hôn, khi yêu, tôi thi thoảng cũng đưa bạn gái về nhà chơi. Khi ấy, 2 chị gái lấy chồng gần nhà thường được mẹ tôi gọi sang để ăn cơm cùng cho vui và tiếp xúc dần với em dâu tương lai.

Nhưng 2 chị sang gặp em dâu thì bàn tán lắm. Đã vậy 2 bà ấy ăn nói rất vô duyên, chẳng nể nang ai. Ai đời, nhìn thấy em dâu dáng mảnh khảnh, 2 chị chê bai:

“Người gầy như que củi như kia không biết có đẻ được không nữa”.

Nhìn dáng em dâu mảnh khảnh, 2 chị gái tôi còn cứ lo cô ấy không mang bầu được. (Ảnh minh họa)

Nhìn dáng em dâu mảnh khảnh, 2 chị gái tôi còn cứ lo cô ấy không mang bầu được. (Ảnh minh họa)

Đến mẹ tôi khi ấy cũng phải nói các chị vô duyên, sinh được hay không liên quan gì đến các chị mà đem ra bàn luận.

Hoặc có những lúc 2 chị về ngoại chỉ ăn chứ không làm. Các chị ngồi buôn với nhau đủ thứ chuyện, chỉ có mẹ và các em vào bếp cơm bưng nước rót.

Khi 2 vợ chồng tôi cưới nhau cũng chẳng khá hơn. Cứ có việc to nhỏ là mẹ đều gọi các anh chị về. Lần nào đến nhà, các chị đều để em dâu làm tất mọi việc, từ nấu ăn đến dọn dẹp. Em dâu mang bầu, các chị cũng chẳng 1 lời hỏi thăm.

Cuối tuần rồi là giỗ bố đẻ tôi. Để chuẩn bị cho ngày giỗ chu đáo nhất, vợ tôi dù bầu 5 tháng cũng phải tranh thủ đi chợ từ chiều hôm trước mua thực phẩm. Sáng hôm sau cô ấy dậy từ 4h sáng nấu nướng. Tất nhiên tôi và mẹ cũng dậy phụ nấu cỗ. Bởi nhà tôi hôm ấy làm 7 mâm mời các cô dì chú bác trong họ tới.

Sau khi làm cơm xong, vợ chồng tôi lại tất bật bê lên phòng thờ để kịp thắp hương. Đi đi lại và ngồi xổm nhiều khiến vợ tôi cảm thấy chóng mặt, tê hết chân tay nên sau khi xong việc là cô ấy phải vào trong phòng nằm nghỉ 1 lúc.

Đúng lúc này cũng hơn 11 giờ trưa sắp đến giờ ăn thì 2 chị tôi mới sang. Vừa gặp mọi người là các chị xúm vào buôn chuyện tíu tít chẳng đi bê mâm cho các em. Vợ tôi thấy vậy lại khệ nệ đứng lên đi bê mâm, lấy canh và cơm cho từng mâm đâu vào đấy. Thi thoảng thấy em dâu đi qua các chị còn chê:

“Mới bầu có 5 tháng bụng thím ấy đã to quá rồi, như vậy chỉ tổ vào mẹ chứ chắc chẳng vào con được”.

Lúc ăn uống thì chê các món trên mâm xào nấu không ngon ngọt, khó ăn này kia.

Khi ăn xong khách khứa đã về hết, các chị cũng không xông dọn dẹp, để mặc cho mẹ và em dâu làm. Nhìn cảnh chướng mắt quá nên tôi mới vào hỏi 2 chị sao còn ngồi đó không ra rửa bát, dọn dẹp đỡ cho mẹ và em dâu. Nào ngờ hai chị ấy bảo:

“Nay mợ ấy đã xin nghỉ cả ngày để phục vụ giỗ bố chồng thì cứ để mợ ấy làm hết đi, đã có mẹ và cậu đỡ đần rồi còn gì. Giờ tụi chị phải về không nắng lắm”.

Nhưng tôi bắt các chị phải ra rửa bát để mẹ và vợ được vào nghỉ, nhất là vợ tôi ngồi xổm từ sáng làm lụng đến giờ. Các chị gái tôi vẫn nhất quyết đi về. Thấy vậy tôi bảo:

“Lần sau các chị đừng có vác mồm đến ăn, không ai hầu được các bà mãi đâu”.

Thật sự đến chán ngán và ê mặt khi có 2 chị gái không biết điều. (Ảnh minh họa)

Thật sự đến chán ngán và ê mặt khi có 2 chị gái không biết điều. (Ảnh minh họa)

Thật sự đến chán ngán và ê mặt khi có 2 chị gái không biết điều. Mẹ tôi thì bảo cứ để các chị về lo việc nhà chồng, bà làm hết 1 loáng là xong. Tôi phải chạy ra phụ mẹ và vợ để cô ấy nhanh chóng được nghỉ ngơi.

Tối ấy vợ tôi kêu đau chân, mỏi lưng rã rời, đến ngồi bồn cầu đi vệ sinh cũng kêu đau mỏi. Cô ấy bị như vậy mà vẫn còn bảo chồng đừng nói nhiều kẻo vơi mất tình cảm chị em. Nhưng tôi bực quá và thương vợ bầu nhiều. Không biết bà bầu ngồi xổm nhiều khi mang thai có sao không?

Bà bầu ngồi xổm khi mang thai có sao không?

Về câu hỏi bà bầu ngồi xổm có sao không thì theo các chuyên gia việc ngồi xổm trong khi đang mang thai là không nên, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngồi xổm gây ra rất nhiều tác hại và nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì rất có thể sẽ gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Khi ngồi xổm, cột sống của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng do chịu áp lực lớn từ tử cung, khi ngồi lâu mạch máu sẽ bị tắc nghẽn đồng thời bị suy giãn tĩnh mạch. Không những thế, lúc đứng lên sau khi ngồi xổm mẹ bầu sẽ hay gặp phải tình trạng bị choáng, chóng mặt do máu lưu thông kém, điều này sẽ rất nguy hiểm cho mẹ bầu bởi có thể bị té ngã.

Ở những tháng tiếp theo của thai kỳ, bụng mẹ bầu sẽ ngày càng trở nên lớn hơn vì vậy mà việc ngồi xổm sẽ khó khăn và gây áp lực đè nén lên tử cung, bàng quang bị đau. Việc ngồi xổm khi đang mang thai còn khiến mẹ bầu tê chân, giãn tĩnh mạch, phù nề, xương khớp ở chân có dấu hiệu bị đau. Bởi khi ngồi xổm sẽ dồn áp lực lên xương bánh chè ở đầu gối.

Tiếp đó là tình trạng tổn thương cột sống. Khi mang thai cột sống đã phải chịu gánh nặng bởi kích thước bào thai để có thể giữ cân nặng cho cơ thể, việc mẹ bầu ngồi xổm sẽ khiến cho cột sống chịu thêm một sức nặng lớn, khiến cột sống có cảm giác bị đau buốt. Không chỉ có cột sống mà bàng quang cũng chịu một sức ép không hề nhỏ nếu mẹ bầu thường xuyên thực hiện tư thế này.

Vợ bầu dậy từ 4 giờ sáng làm cỗ giỗ, lại ngồi xổm rửa mấy mâm bát có sao không? - 3

Chị chồng có con ngoài ý muốn nhờ em dâu nuôi hộ, tôi xét nghiệm ADN thì lộ màn kịch của chồng
Sau 4 năm vẫn chưa 1 lần có bầu nên tôi tưởng bản thân có vấn đề. Đi khám thì bác sĩ nói tôi không bị sao hết.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu