Tới nơi mở 3 phân nhưng bụng không có dấu hiệu đau cho tới khi mở 5 phân thì bắt đầu đau cuống quýt. Lúc ấy tôi cứ túm tóc chồng gào thét.
Con tôi hôm nay tròn 3 tháng, vợ chồng mới làm lễ thôi nôi cho thằng nhỏ. Mà thi thoảng ngồi nhớ lại chuyện hôm tôi đi đẻ vẫn thấy buồn cười.
Vợ chồng tôi cưới nhau 5 năm mới có con. Ban đầu thì chúng tôi cũng kế hoạch tính dành thời gian đi ăn đi chơi chán rồi mới đẻ vì ai cũng bảo có thêm đứa con như bị buộc chân buộc tay, mất hết tự do. Trong khi vợ chồng thích chạy nhảy nên mới cố tranh thủ thời gian son dỗi để đi du hí cho đã đời.
Sau cưới vợ chồng tôi cũng kế hoạch, dành thời gian đi ăn đi chơi chán rồi mới đẻ. (Ảnh minh họa)
Kế hoạch 3 năm tôi mới thả nhưng mãi chẳng có. Hai đứa lại mong con đỏ cả mắt, mãi sang cuối năm thứ 5 tôi mới dính bầu. Chồng tôi sắp được lên chức bố, anh sung sướng ra sức chăm chiều vợ. Từ ngày tôi có thai là anh nhận luôn nhiệm vụ đưa đón vợ đi làm, việc nhà anh làm hết tôi không phải động tay làm gì.
Hai đứa lại yêu lâu mới cưới nên khá hiểu nhau, thành thử cuộc sống hôn nhân rất yên ấm. Những ngày tôi bầu bí, anh chăm sóc tận tình tới mức hàng xóm nhìn vào ai cũng xuýt xoa khen tôi số hưởng có được anh chồng quốc dân, ngày đi làm chiều về nấu nướng, phục vụ vợ.
Buồn cười nhất là hôm tôi đau bụng vỡ ối. Theo dự kiến phải 13 tháng 7 tôi mới sinh thế mà đêm mùng 2/7, vợ chồng đang ngủ thì tôi vỡ ối ướt hết giường. Chồng tôi nằm bên không biết còn dậy bảo:
“Ôi, vợ mệt quá hay sao mà tè dầm ướt hết, thấm sang quần anh nữa?”.
Tôi giật mình ngồi dậy, hóa ra là vỡ ối mới giục chồng đưa vào viện. Tới nơi mở 3 phân phân nhưng bụng không có dấu hiệu đau cho tới khi mở 5 phân thì bắt đầu đau cuống quýt. Lúc ấy tôi cứ túm tóc chồng gào thét. Anh thương vợ tí lại xuýt xoa.
“Anh biết vợ đau lắm mà anh không làm thế nào được… Cố lên em. Giá đau được thay vợ thì anh đau thay rồi”.
Hôm tôi đau đẻ, chồng cuống quýt lo lắng lắm. (Ảnh minh họa)
Tận 8h sáng hôm sau tôi mới lên bàn đẻ. Trước đó anh đăng ký dịch vụ chồng được vào phòng sinh nên vợ đẻ là anh cứ ở bên nắm tay động viên suốt.
Lúc tôi vẫn rặn thì chồng đứng rịt bên cạnh, lát lại lau mồ hôi cho. Tí nữa con bắt đầu chui ra, tôi đau nghiến răng không dám hét ai ngờ chồng đứng bên nhìn con thò đầu ra ngoài hãi quá hét toáng:
“Ối giờiiii...”
Chưa nói hết câu, anh ngất xỉu, lăn luôn ra đất. Bác sĩ lại phải gọi người vào khiêng anh ra sơ cứu, phòng sinh vì thế mà nhốn nháo. Lúc anh ấy tỉnh lại bị cả ê kíp đỡ đẻ trêu cho đỏ gay mặt. Hóa ra chồng tôi bị sợ máu, nhìn thấy máu anh sợ quá chóng mặt ngã lăn.
Sau hôm ấy, tôi cứ nhắc lại chuyện đưa vợ đi sinh là anh liền đánh trống lảng chuyển sang chuyện khác. Nghĩ vẫn buồn cười.
Cần chuẩn bị gì nếu có kế hoạch vào phòng sinh với vợ?
Nam giới cần có sự chuẩn bị tâm lý trước khi vào phòng sinh với bà xã. Nên đọc sách báo, tìm hiểu các kiến thức về quá trình vượt cạn. Ngoài ra, cần phải điều chỉnh tâm lý của bản thân để tránh bị "sốc". Một bệnh viện ở Trung Quốc từng ghi nhận trường hợp ông chồng thấy vợ chảy nhiều máu quá đã lăn đùng ra ngất xỉu, khiến ê kíp đỡ đẻ phải nhanh chóng hỗ trợ đưa người đàn ông ra ngoài.
Trong trường hợp khác, thay vì người chồng vào phòng sinh với vợ, có thể nhờ mẹ đẻ, mẹ chồng vào phòng sinh cùng vợ, bởi đó là những người đã có kinh nghiệm vượt cạn, dễ giúp người vợ bình ổn tâm lý.