Xem sổ khám, bác sĩ đẩy vội mẹ bầu vào phòng mổ, suýt ngất khi rạch tử cung ra

Thùy Dương. - Ngày 14/10/2021 14:44 PM (GMT+7)

Sau khi ca mổ thành công, bác sĩ đã ra trách mắng anh chồng 1 trận, nhưng anh chỉ biết khóc và rối rít cảm ơn bác sĩ.

Càng gần về cuối thai kỳ, các mẹ bầu càng phải chăm chỉ đi khám thai đều đặn mỗi tuần 1 lần để bác sĩ theo dõi tình trạng và sức khỏe của cả thai phụ và em bé, từ đó sẽ có các biện pháp ứng phó phòng tránh các biến chứng xấu xảy ra trong quá trình sinh con.

Thông thường, các mẹ sẽ sinh con trong khoảng tầm 39 - 40 tuần là sinh đủ tháng và chỉ có một bộ phận nhỏ sinh con ở tuần 41 – trẻ sinh cuối thời hạn hay sinh ở tuần 42 – trẻ sinh già tháng. Khi đến tuần 42 mà em bé vẫn không chịu ra bác sĩ sẽ chỉ định mổ bắt thai vì nếu để lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con thai phụ.

Tiểu Dương sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở huyện Đồn Xương (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc). Vì thương bố mẹ vất vả nên cô chỉ học hết cấp 3 rồi xin vào một công ty may gần nhà làm công nhân phụ bố mẹ tiền nuôi em trai ăn học. Trong quá trình làm việc, cô có quen và kết hôn với anh bạn làm cùng. Hơn 1 năm sau, Tiểu Dương cấn bầu.

Khi mang thai, Tiểu Dương được chồng chăm sóc như bà hoàng, anh còn luôn tháp tùng vợ trong mỗi lần khám thai (Ảnh minh họa)

Khi mang thai, Tiểu Dương được chồng chăm sóc như bà hoàng, anh còn luôn tháp tùng vợ trong mỗi lần khám thai (Ảnh minh họa)

Sau khi mang thai, chồng của Tiểu Dương liền bảo vợ ở nhà dưỡng thai, đồng thời anh cũng chăm sóc cho vợ từng li từng tí một. Dù bận rộn nhưng anh luôn dành thời gian đưa vợ đi khám thai vào mỗi định kỳ. Thời gian trôi nhanh, chẳng mấy chốc mà Tiểu Dương đã quá ngày dự sinh, song, bụng cô vẫn chưa có dấu hiệu gì nhúc nhích.

Thấy vậy, chồng cô liền bảo vợ đến bệnh viện kiểm tra xem sao, xong Tiểu Dương lại gạt đi. Cô nói: “Em bé ở trong bụng mẹ càng lâu càng thông minh, nên anh cứ để con ở trong bụng mẹ thêm một thời gian nữa”. Ông xã Tiểu Dương nghe cũng có lý vì anh cũng mong sinh ra một đứa con thông minh sáng dạ, nên từ đó anh thôi không thúc giục vợ đến bệnh viện nữa.

Tuy nhiên, đã 2 tuần trôi qua mà Tiểu Dương vẫn không có dấu hiệu gì của sinh nở. Đến nước này thì dù vợ muốn hay không thì anh cũng phải kéo vợ đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi xem sổ khám thai và nghe tim thai, bác sĩ vội vàng đẩy luôn Tiểu Dương vào phòng mổ khẩn cấp. Và khi vừa rách mở tử cung của sản phụ, bác sĩ đã suýt ngất xỉu vì một mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Nước ối đã bị nhiễm bẩn do phân su, còn em bé đang bị ngạt thở do nuốt phải phân su của chính mình. May mắn là sau khi cấp cứu thì con trai của Tiểu Dương cũng đã được cứu sống.

Vừa rạch mở tử cung của sản phụ, bác sĩ đã suýt ngất vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc (Ảnh minh họa).

Vừa rạch mở tử cung của sản phụ, bác sĩ đã suýt ngất vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc (Ảnh minh họa).

Sau khi ca mổ hoàn thành, bác sĩ đã ra trách mắng chồng của Tiểu Dương, rằng tại sao đến bây giờ anh mới đưa vợ vào viện đẻ, anh có biết là chỉ cần chậm vài phút nữa thôi là con anh đã không còn không. Mặc bác sĩ mắng, chồng của Tiểu Dương chỉ biết khóc và cảm ơn bác sĩ đã cứu vợ con anh.

Theo lời bác sĩ giải thích, quan niệm “để thai nhi trong bụng càng lâu thì con càng thông minh” là một suy nghĩ sai lầm. Bởi thời gian tối đa mà em bé có thể ở trong bụng mẹ là 42 tuần thôi. Ở trong bụng mẹ càng lâu, thai nhi và người mẹ sẽ càng gặp phải một số vấn đề nguy hiểm sau:

1. Nước ối không đủ sẽ làm thai nhi bị ngạt thở

Chúng ta đều biết nước ối là môi trường sống quan trọng giúp em bé tồn tại khi còn ở trong bụng của mẹ. Nếu nước ối ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thông thường trong tam cá nguyệt thứ 3, lượng nước ối sẽ đạt đến đỉnh điểm và càng về cuối thai kỳ lượng nước ối càng giảm dần. Chính vì thế, nếu quá ngày dự sinh mà em bé vẫn chưa chào đời thì khả năng thai nhi bị ngạt sẽ càng cao vì khi đó lượng nước ối chỉ còn rất ít.

2. Nước ối có thể bị nhiễm bẩn và phân su làm tắc đường hô hấp của thai nhi

Khi được 36 tuần thai, phản xạ đại tiện của em bé bắt đầu hình thành dần. Dù chưa chào đời khi đã quá ngày dự sinh thì em bé vẫn sẽ theo bản năng mà thải phân su vào trong nước ối khiến nước ối vốn đã ít lại còn bị ô nhiễm. Chưa kể, phân su còn có khả năng làm tắc đường hô hấp nếu chẳng may em bé nuốt phải, đe dọa tính mạng của thai nhi.

3. Nhau thai bị lão hóa không còn đủ khả năng cung cấp máu và oxy đến thai nhi

Thai nhi càng ở trong bụng lâu sau ngày dự sinh thì nhau thai càng bị lão hóa già đi. Điều này khiến cho khả năng vận chuyển máu và oxy từ nhau thai đến em bé càng kém, dẫn đến tình trạng thai nhi kém phát triển, thậm chí thai chết lưu do thiếu oxy.

Nói tóm lại, khi đến ngày dự sinh mà con vẫn chưa dấu hiệu rục rịch muốn chào đời thì các mẹ bầu nên liên hệ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ. Đồng thời các mẹ cũng nên chú ý đến sự chuyển động của con. Nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra như đau bụng, chảy máu âm đạo, thai nhi không chuyển động trong một thời gian dài vài tiếng đồng hồ hay đạp quá mạnh và nhanh liên tục thì mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

9X đẻ non con lai giống hệt Đặng Văn Lâm, lúc ra đời nhỏ như chai nước
15 tháng, Thảo Nguyên đau đớn phát hiện con gặp vấn đề về sức khỏe do sinh non. Cô có báo lại với bạn trai nhưng anh không động thái quan tâm gì.

Câu chuyện mang thai

Thùy Dương. (Dịch từ QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ