Tôi suy sụp khi nghĩ vợ phản bội mình.
Là một người chồng, người bố, không ai muốn rời xa gia đình của mình, tôi cũng vậy. Nhưng vì để vợ con có cuộc sống tốt hơn, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài đi xuất khẩu lao động.
Đến nay cũng đã 3 năm tôi rời quê hương và tha phương ở nơi xứ người. Sau khi tích lũy được một số tiền kha khá, tôi quyết định về quê nhà đoàn tụ cùng gia đình. Tuy nhiên, vì để tạo bất ngờ cho vợ và cô con gái, tôi đã không thông báo trước về quyết định này.
Ngày tôi đặt chân đến trước cổng ngôi nhà quen thuộc của mình, cứ ngỡ vợ con sẽ ngạc nhiên lắm, thế nhưng người ngạc nhiên lại chính là bản thân khi tôi chợt nghe bé trai hàng xóm gọi vợ là mẹ.
Ảnh minh hoạ
Tôi sững cả người không biết chuyện gì đang xảy ra. Bà xã dường như thấy rõ được sự hoang mang trên gương mặt tôi, cô ấy không vội giải thích mà còn tiếp tục “trêu” để tôi hiểu lầm.
- Đây là con trai em mới sinh. Sao, anh đi lâu như thế mà không cho em lấy chồng khác hả?
- Em thật hay đùa với anh đấy!
Tôi bắt đầu mất kiểm soát trong lời nói, cơn tức giận trỗi dậy vì nghĩ vợ đã phản bội mình. Thế nhưng sau khi nghe cô ấy thành thật chia sẻ toàn bộ vấn đề thì tôi mới hiểu.
- Em đùa anh thôi, đây là con trai của anh hàng xóm, cũng là bạn thân con gái mình. Cậu nhóc có hoàn cảnh rất đáng thương. Mẹ mất khi nó mới 1 tuổi. Sợ nỗi bất hạnh này sẽ khiến con trai bị tác động tâm lý mạnh mẽ, chính vì lẽ đó nên anh hàng xóm đã mở lời nhờ em giúp đóng vai mẹ. Nghĩ cũng thương nên em đã đồng ý, dù sao con gái mình và con trai anh cũng bằng tuổi nhau..
Ảnh minh hoạ
Nếu đúng như vợ nói thì trong tình huống này, tôi không trách vợ. Thậm chí, hai vợ chồng tôi bàn tính sẽ nhận cậu bé là con nuôi và thương yêu cháu như chính con ruột của mình và tôi cũng đồng ý. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng về sự thật mẹ ruột của nó đã mất thì cậu bé vẫn có quyền được biết để tránh không bị tổn thương khi lớn lên. Ngoài ra để cho người ngoài không dị nghị rằng vì sao cậu bé lại gọi "mẹ", gọi "bố" lẫn lộn như thế kia, gây hiểu nhầm. Thế nhưng vợ tôi lại không đồng ý vì cô ấy sợ làm cậu bé tổn thương.
Tôi chưa biết khuyên nhủ vợ thế nào?
Tâm sự từ độc giải ngocha...@gmail.com
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ thường trải qua 5 giai đoạn tâm lý như chối bỏ sự thật, giận dữ, mặc cả, buồn rầu và cuối cùng là chấp nhận thực tế khi cha, mẹ đột ngột qua đời. Tùy vào mỗi độ tuổi mà trẻ sẽ có khả năng nhận thức về sự mất mát ở các cấp độ khác nhau.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa thể hiểu rõ bố mẹ mất là như thế nào nhưng các bé có thể cảm nhận được sự thiếu hụt, sự chia cắt. Nhiều đứa trẻ sẽ khóc, sợ hãi, thay đổi thói quen, bỏ ăn... thậm chí là thu mình, không giao tiếp với người khác. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học có thể hiểu biết hơn nhưng trẻ sẽ không chịu chấp nhận sự thật đó mà luôn tìm cách né tránh hoặc tự lừa dối chính bản thân mình.
Tuy nhiên sự thật mãi là sự thật và không thể thay đổi được. Chính vì thế người lớn không nên e ngại chuyện nói ra sự thật cho trẻ biết khiến trẻ bị dồn nén cảm xúc khi bất ngờ biết được. Cách tốt nhất là dần dần nói cho trẻ sự thiếu hụt nếu bố mẹ qua đời và đồng hành cùng con trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc.
Cách xoa dịu con tốt nhất là lắng nghe, thừa nhận cảm xúc và tôn trọng cảm xúc của trẻ. Hãy cho con thời gian tiếp nhận và đừng nóng lòng thúc ép con phải trở lại trạng thái bình thường.